5 món dưa muối không thể thiếu ngày Tết

Đăng bởi:
25/01/2016 | 23:10
Chuyên mục: Món ngon
0 bình luận
5 món dưa muối không thể thiếu ngày Tết

5 món dưa muối được giới thiệu sau đây, là những món mà ít khi vắng mặt trong mâm cỗ Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Vào ngày Tết, thưởng thức món dưa muối giòn, ngon ăn kèm bánh chưng là điều không gì tuyệt vời bằng. Vậy làm thế nào để có được món dưa muối ngon? Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ công thức muối 5 món dưa - một trong những món ngon ngày tết không thể thiếu trong ngày Tết với các bạn:

1423413034-1422858908-10965502_325139247693201_1227435818_n

1. DƯA HÀNH: Với người miền Bắc, ngày Tết thường có bát dưa hành đi kèm để ăn cùng với bánh chưng.

Nguyên liệu

- 1kg hành củ (bạn có thể chọn hành bánh tẻ, sẽ nhanh được ăn hơn, đỡ hăng hơn, hoặc chọn hành già, thì thời gian muối sẽ lâu hơn) - 1.5l nước - 70gr muối (hoặc gia giảm tùy khẩu vị, nhưng k nên quá nhạt, hành dễ bị hỏng) - 1 thìa canh đường trắng - 2 thìa dấm hoặc rượu trắng (tùy thích)

Cách muối dưa hành:

Bước 1: Hành củ cắt bỏ rễ, bóc vỏ già, cắt bỏ lá xanh. Rửa sạch hành để ráo nước. Bước 2: Nước, đường, muối đun sôi, gạn bỏ cặn (nếu có) rồi để nguội bớt, khi nước còn hơi ấm bạn cho dấm/rượu vào. Cho hành củ đã rửa sạch vào hũ rồi đổ nước muối ngập hành. Có thể dùng vỉ tre hay vật nặng để chặn cho hành luôn chìm trong nước muối. Nếu hành nổi, nước sẽ bị nổi váng và hành sẽ hỏng. Bước 3: Để hành nơi khô ráo thoáng mát.Muốn món hành củ muối ngon, bạn nên đợi trong khoảng 7 - 10 ngày là ăn được. Nếu trời lạnh hay hành già thì thời gian muối lâu hơn.

1423413034-1420593880-dua-cai-muoi-chua_7

2. DƯA CẢI MUỐI CHUA

Dưa cải muối chua là món ăn ngon miệng trong dịp Tết và cũng rất dễ thực hiện, giúp cân bằng khẩu vị và dinh dưỡng rất hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 kg cải bẹ + 2 củ hành tím + Một ít hành lá

Gia vị: 20g muối; 60g đường; 30ml giấm

Thực hiện:

Rửa sạch rau củ, thải rau cải thành miếng vừa ăn, thái lát mỏng hành tím và cắt hành lá thành từng đoạn khoảng 4cm. Phơi cải, hành tím và hành lá ngoài trời nắng 1 ngày để rau hơi héo lại rồi pha nước sôi để nguội cho đường, dấm, muối vào nước hòa tan, rồi cho dưa vào trộn đều... Nén chặt lại, khoảng 3 ngày sau là ăn được.

images (1)

3. DƯA MÓN

Dưa món là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người miền Trung, thường được ăn kèm với bánh tét, thịt rim. Công thức món ăn này cũng không có gì đặc biệt và có thể được thực hiện vô cùng dễ dàng.

Nguyên liệu: 01 kg hành củ + 1 củ su hào + 2 củ cà rốt + 02 thìa canh muối + 01 thìa cà phê đường

Thực hiện:

Các bạn mua hành về, rửa sạch, bóc vỏ sau đó ngâm trong nước gạo khoảng 1 ngày. Su hào các bạn gọt vỏ và loại bỏ phần già, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày hơn 1 cm

Để muối dưa, các bạn hãy pha nước sôi để nguội cùng với muối biển, đường. Sau đó, các bạn xếp hành, su hào, cà rốt vào lọ, đổ nước lên sao cho nước ngập hành khoảng 1 đốt ngón tay. Cuối cùng, các bạn hãy dùng 1 hòn đá lớn để nèn chặt và khoảng vài ngày sau là dùng được.

cach-muoi-dua-kieu-bb-baaachxNKu

4. DƯA KIỆU

Nếu như dưa món là đặc sản của người miền Trung, dưa hành là món ăn đặc trưng của người miền Bắc thì dưa kiệu chính là nét ẩm thực của người miền Nam.

Nguyên liệu: 1 kg kiệu + Một ít tro bếp + ½ kg đường trắng + 2 muỗng canh muối hột + Giấm trắng, cục phèn chua (bằng 1 lóng tay) + 1 củ tỏi lột vỏ

Cách làm:

- Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần. - Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo. - Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo. - Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết. - Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường). Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Nên sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.

cach-muoi-dua-gia-do-bb-baaad3yriO

5. DƯA GIÁ ĐỖ

Dưa giá đỗ là món ăn quen thuộc trong ngày Tết của người miền Nam. Với vị chua nhẹ, giòn sật sật, món ăn này vừa cung cấp chất xơ, vừa mang đến cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Nguyên liệu: 200g giá + 1/2 củ cà rốt + 30g hẹ

Thực hiện

Các bạn rửa sạch giá để ráo, hẹ rửa sạch rồi cắt khúc, cà rốt gọt vỏ rồi rửa sạch và thái sợi. Các bạn pha nước làm dưa gồm 250ml nước sôi, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối rồi đỏ vào bát có giá, hẹ, cà rốt. Khoảng 1 ngày sau là món ăn này sử dụng được.

Chúc các bạn ngon miệng trong những ngày Tết.

Nguồn: SAM / meyeucon.vn

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >