7 NGÔI CHÙA THIÊNG NHẤT Ở MIỀN BẮC

Đăng bởi:
17/01/2017 | 12:32
Chuyên mục: Văn hóa
0 bình luận
7 NGÔI CHÙA THIÊNG NHẤT Ở MIỀN BẮC

Những ngôi chùa thiêng nhất ở miền Bắc – Đầu năm đi chùa đã là một truyền thống văn hóa được dân tộc ta ưa chuộng và thực hiên nó thường niên thậm chí hàng tuần hàng tháng. Đi chùa vừa là nét tín ngưỡng vừa để cầu bình an và tài lộc. Ở Hà Nội và miền Bắc có nhiều ngôi chùa hàng trăm năm tuổi và rất linh thiêng cầu được ước thấy.

437-1

1. Chùa Hà – đi chùa cầu Duyên

Chùa Hà nằm trên đường Cầu Giấy thuộc Phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy. Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng ở Hà Nội và là nơi không thể không đến của các bạn trẻ đang lận đận trong đường tình duyên. Cứ đến đầu năm, ngày rằm, mồng một ngôi chùa lại tấp nập . Những người đang cô đơn lẻ bóng hoặc gặp trắc trở trong tình yêu thường đến đây để cầu mong con đường tình duyên của mình có kết quả trọn vẹn. Là ngôi chùa rất thiêng nên rất đông người đến , bạn nên sắm những lễ vật đơn giản như ít tiền vàng hoa cau trầu và tiền lẻ để đến đây.

coloaa

2. Chùa cổ loa – Cầu duyên

Không ai trong chúng ta lại không biết đến câu chuyện tình đẫm nước mắt giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Dù đúng dù sai nhưng câu chuyện tình cảm động của họ vẫn được lưu truyền và ca tụng cho đến ngày nay. Ở chùa Cổ Loa có Am Mỵ Nương , chùa Cổ Loa thuộc địa bàn xã Cổ Loa Huyện Đông Anh cách cầu Nhật Tân và cầu Đuống khoảng 5 km về phía Bắc. Am Mỵ Nương có lưu giữa một bức tượng bằng đá cụt đầu là tượng của nàng Mỵ Nương khi bị vua cha chém đầu và hóa thành. Những người gặp trắc trở tình yêu cũng thường đến đây tế lễ và cầu mong tình yêu sẽ đến với mình.

9-copy-0b38b

3. Phủ Tây Hồ – Cầu tài cầu lộc

Ở Hà Nội nếu có điều kiện bạn hãy đến ngôi chùa được coi là linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Không chỉ người dân Hà Nội mà du khách khắp mọi nơi thường đến đây dịp đầu năm để cầu một năm mới an lành và may mắn. Phủ Tây Hồ năm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, ngay đầu làng chứa ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh một người đàn bà tài hoa giỏi cầm ca thơ phú và đức độ mà người ta đã phong bà làm Thánh Mẫu. Người ta đi lễ Mẫu để cầu điều lành cầu mong phú quý tài lộc sẽ đến với mình và đây cũng là dịp vãn cảnh hồ Tây rất tuyệt.

000bachuakho02

4. Đền bà chùa Kho – Cầu tài lộc

Bất cứ ai đang làm ăn buôn bán thì việc đầu năm thường làm đầu tiên là đi lễ chùa bà Chúa Kho. Những người đi lễ chùa bà Chúa Kho để vay tiền kinh doanh trong năm mới và mong một năm kiếm được nhiều tiền, kinh doanh phát đạt. Tất cả các nhà kinh doanh ai cũng phải đến đền của bà để đặt lễ của bà xin lộc rơi lộc vãi, khi vay được rồi thì cần phải trả và cứ thế nhiều thủ tục lễ lạt bắt đầu. Đi chùa bà chúa Kho đã là một thói quen của giới kinh doanh buôn bán và ắt hẳn sự linh thiêng đó cũng ít nhiều mang lại may mắn.

du-lich-anh-sao-moi-02010321012014-phu-giay-3

5. Đền Trần – Xin Ấn

Xin Ấn đền Trần vào ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm đã trở thành một nét văn hóa. Lễ hội khai ấn đến Trần nơi thờ các đời vua Trần bắt đầu từ đêm 14 tháng giêng nhưng trước đó du khách đã tấp nập để vãn cảnh chùa.

Đền Trần là nơi thờ tự 14 vị vua triều Trần chính sự uy nghi và tối thượng của các vị vua khiến lễ khai ấn được coi là đại lễ lớn và mong chờ nhất trong năm. Nhiều vị quan chức cấp cao cũng thường đến và tổ chức lễ hội tránh sự xô đẩy chen chúc của hàng triệu người khi đến giờ khai ấn

ttxvn_chua_huong_2

6. Chùa Hương – Cầu bình an

Chùa Hương gồm cả một quần thể chùa Hương Sơn gồm vài chục ngôi chùa thờ phật, vài ngôi đền thờ thần, ngôi đền đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức Hà Nội. Chùa Hương là quần thể chùa được người dân cả nước yêu thích lựa chọn là địa điểm hành hương vào dịp năm mới, vừa đi cầu bình yên tài lộc lại có thể vãn cảnh chùa vô cùng hoành tráng với sông nước đền đài . Mỗi năm có trên một triệu du khách hành hương kéo dài từ mùng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch. Với nhiều quần thể đền chùa hoành tráng như đền Trần, động Hương Tích, đền cửa võng, chùa Giải Oan, chùa Thiên trù… chắc chắn sẽ khiến bạn may mắn cả một năm sau khi trở về.

dsc_3939s

7. Chùa Yên Tử – Cầu bình an sức khỏe

Núi Yên Tử là ngọn núi cao 1068m thuộc dãy núi Đông Triều nằm giáp 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Núi Yên tử với hệ thống các di tích văn hóa và sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm yên Tử. Là trung tâm Phật Giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa. Ngôi chùa Yên Tử được dân chúng cả nước sùng bái và ngưỡng mộ. Quần thể với hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên tử sẽ khiến du khách choáng ngợp. Chùa cũng thách thức tất cả du khách hành hương bởi độ cao và mức độ nguy hiểm khi các bậc thang gần như dựng đứng. Đi lễ chùa Yên Tử bạn sẽ có cảm giác trở về với bản ngã quên đi mọi lo lắng phiền muộn của cuộc sống.

Nguồn: imeovat.com - Ảnh minh họa: Internet

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >