80% NGƯỜI DÂN BALAN MUỐN Ở LẠI EU

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
09/10/2021 | 16:38
Chuyên mục: Sự kiện châu Âu
0 bình luận
80% NGƯỜI DÂN BALAN MUỐN Ở LẠI EU

Trang tagesschau.de vừa đưa tin ngày 9.10.2021: Dân biểu quốc hội của Ba Lan bà Thun đã vận động để quốc gia của mình ở lại Liên minh và tỏ ra lo ngại trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp.

Giống như cựu Chủ tịch Hội đồng Tusk, bà kêu gọi phản đối. Đảng viên Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo người Ba Lan bà Roza Thun bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ đối với chính phủ của đất nước và phán quyết của tòa án hiến pháp, nơi cho thấy các phần của luật EU không phù hợp với hiến pháp quốc gia. Bà cho biết những gì chính phủ Ba Lan làm, đều phản đối tất cả những người Ba Lan, bao gồm cả những người cực kỳ quan tâm đến quyết định này và không đồng ý với quyết định đó. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp là một quyết định chính trị và sẽ có hậu quả chính trị.

Bà Thun không chấp nhận lời biện minh cho quyết định rằng Ba Lan không còn có chủ quyền chiểu theo luật của EU: "Mọi quốc gia EU, kể cả Đức, đều là một quốc gia nhỏ nếu bạn nhìn ra toàn cầu. Nếu không có EU, không ai trong số họ sẽ là quốc gia thực sự có chủ quyền, bởi vì bạn chỉ có thể có ý nghĩa gì đó trên thế giới với nhau và do đó có tiếng nói”.

"80% người Ba Lan muốn ở lại EU và theo định hướng dân chủ", Thun nhấn mạnh. Bà hy vọng rằng các nhà ra quyết định của EU sẽ dựa vào quan điểm từ các cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch ở nhiều thành phố vào cuối tuần: “Người dân sẽ kiệt liệt kiên quyết.” 

Pháp và Đức yêu cầu tuân thủ các quy tắc của EU. Hôm qua, các bộ trưởng ngoại giao của Pháp và Đức đã kêu gọi Ba Lan tuân thủ các quy tắc trong tuyên bố chung Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh.

Ông Heiko Maas (SPD) và người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố: "Tư cách thành viên của EU có nghĩa là thuộc về các giá trị chung một cách đầy đủ và không hạn chế các giá trị cơ bản, bởi các quy tắc đều đi đôi với hành động". Mọi quốc gia thành viên phải tôn trọng và tuân thủ những quy định này và điều này cũng áp dụng cho Ba Lan. "Điều đó không chỉ có nghĩa là nghĩa vụ đạo đức. Nó còn có nghĩa là nghĩa vụ pháp lý", nó đã thể hiện rõ trong tuyên bố mà Bộ Ngoại giao công bố trên Tưitter vừa qua./.

Nguồn: tagesschau.de – CTV Đặng Tuấn biên dịch

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >