BỐN LÝ DO KHIẾN ĐỨC LO NGẠI TRUNG QUỐC

Đăng bởi:
20/07/2017 | 00:06
Chuyên mục: Tin thế giới
0 bình luận
BỐN LÝ DO KHIẾN ĐỨC LO NGẠI TRUNG QUỐC

Tuần qua Chính phủ Đức thông qua „dự luật kinh tế đối ngoại“ (Außenwirtschaftsordnung AWV) với mục đích chính ngăn ngừa các công ty Trung Quốc thâu tóm công ty và công nghệ cao của Đức. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ nói „chúng tôi quan ngại về biện pháp vừa qua ở Đức và châu Âu“ và cho đó là „tín hiệu sai lệch và tiêu cực“ vì quan hệ thương mại của TQ với EU có lợi cho cả hai bên.

Công ty của Đức rất được ưa chuộng ở nước ngoài, nhất là ở ngoài châu Âu; năm ngoái có 42 vụ và năm nay 27 hồ sơ đã được đệ trình. Bộ trưởng kinh tế Zypriess bác bỏ ý kiến cho là Đức thực hiện biện pháp „bảo hộ mậu dịch“. Giới kinh tế Đức thì lo ngại CP TQ sẽ có biện pháp trả đũa và gây khó khăn cho hoạt động của các công ty Đức ở nước này.

Bốn lý do mà CP Đức đưa ra để ngăn chặn việc mua ồ ạt doanh nghiệp Đức từ phía TQ:

1) Lý do an ninh:

Năm 2016 doanh nghiệp TQ đầu tư ra nước ngoài 175 tỷ USD dưới dạng đầu tư trực tiếp FDI, riêng vào EU là 35 tỷ (chủ yếu vào Đức và Anh), tăng 80% so với 2015. Năm trước Công ty Fujian Grand Chip dự tính mua Aixtron với giá 670 triệu USD; Nhà máy Aixtron sản xuất máy móc dùng vào việc sản xuất chíp điện tử có thể sử dụng vào các cuộc xung đột nguyên tử. CP Mỹ dưới thời TTh Obama cấm vụ mua bán này và CP Đức cũng không cấp phép và yêu cầu kiểm tra lại; sau đó phía TQ tự rút lui. Fujian Grandchip có sự hậu thuẫn của CP TQ. Tương tụ vụ này, các sân bay, bến cảng, nhà máy điện, cung cấp nước sạch v.v. cũng bị hạn chế vì trong trường hợp xung đột rất dễ quay trở lại đe dọa an ninh đất nước.

2) Quyền bình đẳng:

Từ lâu doanh nghiệp Đức đã lên tiếng về việc họ bị đối xử không bình đẳng ở TQ, không được tham gia là cổ đông chính trong các doanh nghiệp TQ; đến nay họ cũng không được thành lập doanh nghiệp ở TQ nếu không có đối tác địa phương. Các nước lo ngại là đến khi TQ có đủ công nghệ của châu Âu thì họ sẽ đẩy các doanh nghiệp châu Âu ra khỏi thị trường TQ. Khác so với ở châu Âu, doanh nghiệp Đức khó tiếp cận các biện pháp tư pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.

3) Cạnh tranh lành mạnh:

Doanh nghiệp TQ sản xuất trong điều kiện dễ dãi và tiêu chuẩn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh từ Đức. Vì vậy nếu họ lấy hết công nghệ nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và sau đó sản xuất hàng loạt phá giá và làm hỏng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

4) Bảo vệ người đóng thuế:

Tài chính, ngân hàng là lĩnh vực nhậy cảm của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với hệ thống ngân hàng toàn cầu và kết nối rộng rãi như hệ thống ngân hàng của Đức. Do đó việc gì xẩy ra với hệ thống ngân hàng sẽ tác động trước hết đến người dân đóng thuế và cũng vì thế nên Nhà nước cần có biện pháp tự vệ./.

Aus vier Gründen muss sich Deutschland gegen China schützen

Nguồn: Thương Vụ Tại Đức - Nguyễn Hữu Tráng

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >