CÁC CÂU HỎI ĐÁP QUAN TRỌNG TRONG VIỆC TIÊM PHÒNG CORONA

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
23/09/2021 | 10:57
Chuyên mục: Tin nước Đức
0 bình luận
CÁC CÂU HỎI ĐÁP QUAN TRỌNG TRONG VIỆC TIÊM PHÒNG CORONA

Theo trang morgenpost.de đưa tin về các câu hỏi đáp quan trọng trong việc tiêm phòng Corona, xin giới thiệu để bà con cùng hiểu.

1. Hiệu quả việc tiêm chủng chéo phòng corona sẽ như thế nào?

TRẢ LỜI: Đầu tiên tiêm Astra, sau đó lại tiêm Biontech? Các nghiên cứu ban đầu cho thấy sự kết hợp của các loại vắc xin để tiêm chủng chéo là an toàn, nhưng có nhiều tác dụng phụ thường xuyên hơn. Hiệu quả của việc tiêm chủng chéo, cũng chống lại biến thể Delta, được coi là rất cao.

2. Tiêm phòng corona kéo dài bao lâu?

TRẢ LỜI: Các chuyên gia khuyên việc tiêm chủng phòng Covid-19 có lẽ cần được làm mới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có nhu cầu tiêm vắc xin thứ ba này sớm hay ngay trong một thời gian ngắn. Mọi người hãy lắng nghe và thường xuyên theo dõi thông tin để quyết định cho chính mình.

3. Những quy định lỏng lẻo nào áp dụng cho những người đã tiêm chủng?

TRẢ LỜI: Do số lượng nhiễm CORONA đang thấp ở Đức, các quy định cũng rất lỏng lẻo hiện đang được áp dụng. Những người được tiêm chủng vẫn có những lợi thế: Hầu như ở mọi nơi muốn đến, đều yêu cầu đã được xét nghiệm corona, hoặc thay vào đó, bằng chứng tiêm đã được tiêm chủng là được. Ngoài ra, không có kiểm dịch đối với những người đã tiêm vắc xin sau khi trở về từ vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao.

4. Tôi có thể lấy xác nhận tiêm chủng kỹ thuật số từ đâu?

TRẢ LỜI: Việc tiêm phòng ngừa corona hoàn chỉnh có thể được chứng minh thông qua thẻ tiêm chủng kỹ thuật số. Các chứng chỉ cần thiết được cấp tại chính nơi tiêm ở các phòng khám bác sĩ đa khoa của bạn, hay ở các trung tâm tiêm chủng, hoặc ở các hiệu thuốc (APOTHEKER)

5. Thẻ tiêm chủng kỹ thuật số: Ứng dụng cảnh báo CovPass hay CORONA mã QR?

TRẢ LỜI: Bạn có thể chứng minh việc tiêm chủng corona hoàn chỉnh của mình với sự trợ giúp của cả hai ứng dụng. Việc bạn chọn CovPass từ viện RKI hay sử dụng ứng dụng cảnh báo Corona là tùy thuộc vào bạn. Cả hai đều được công nhận, vì việc lưu thông tin đã tiêm chủng của bạn đều thông qua QR hoặc mã vạch.

6. Việc tiêm chủng phòng corona sẽ bắt buộc?

TRẢ LỜI: Chính phủ liên bang đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc đưa ra “nghĩa vụ”tiêm chủng corona trên toàn quốc gia. Miễn là không có yêu cầu ép tiêm chủng chính thức, người sử dụng lao động (chủ Cty hay các Doanh nghiệp) không thể bắt buộc nhân viên của họ phải thực hiện nghĩa vụ tiêm chủng - bất kể đó là công ty tư nhân hay nhà nước. 

Tuy nhiên, vẫn có những cuộc thảo luận lặp đi lặp lại về việc tạo ra động lực để tiêm chủng hoặc ưu tiên những người được tiêm chủng ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như việc tham gia trong các sự kiện.

7. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng không?

TRẢ LỜI: Nhiều phụ nữ mang thai cũng muốn được chủng ngừa. Có mối quan tâm lớn về sự lây nhiễm - ví dụ như từ đứa trẻ đầu lòng phải đi học. Nhiều phụ nữ nhận thức được nguy cơ nhiễm bệnh của họ tăng lên. Nhưng do vẫn còn ít thông tin về lợi hay hại trong việc tiêm phòng, cho nên không có khuyến cáo cần tiêm chủng cho phụ nữ mang thai.

8. Vắc xin mRNA tác động như thế nào?

TRẢ LỜI: Những người hoài nghi về vắc-xin tin rằng vắc-xin mRNA có thể sẽ thay đổi cấu trúc gen. Sự thực không hẳn như vậy. Bằng cách sử dụng mRNA ("RNA thông tin"), các chất này cho phép các tế bào trong mô cơ nhận được thông tin cần thiết để tạo ra các kháng nguyên riêng lẻ, như Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang đã giải thích rõ trên trang web của mình.

Điều này khiến tế bào bắt đầu xây dựng các protein được cung cấp cho hệ thống miễn dịch dưới dạng kháng nguyên - một phản ứng miễn dịch được kích hoạt. Vật chất di truyền vẫn không bị ảnh hưởng bởi các quá trình hoạt động này.

9. Thời gian giữa lần tiêm chủng lần 1 và lần 2?

TRẢ LỜI: Tùy thuộc vào loại vắc-xin bạn tiêm. Viện RKI khuyên: Biontech cách từ 3 đến 6 tuần - Moderna: cách từ 4 đến 6 tuần - Astrazeneca: lên đến 12 tuần. Tiêm phòng chéo: ít nhất bốn tuần sau mới tiêm lại. Johnson & Johnson: chỉ cần tiêm một mũi vắc xin là xong.

10. Tác dụng phụ của vắc-xin là gì?

TRẢ LỜI: Các phản ứng vô hại hoặc tác dụng phụ nhỏ sau khi tiêm chủng là khá bình thường. Chúng cũng xảy ra sau khi chủng ngừa thông thường như uốn ván hoặc quai bị-sởi-rubella. Ví dụ: Sưng hoặc đau nhẹ tại chỗ tiêm. Nhức đầu và đau nhức cơ thể. Buồn nôn hoặc cảm giác ốm nhẹ, sốt. Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể xảy ra sốc dị ứng, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người sau khi tiêm thường được theo dõi trong khoảng 30 phút sau khi tiêm. Đây là những tác dụng phụ rất bình thường có thể xảy ra khi tiêm vắc xin corona.

Vắc xin của Astrazeneca là một trường hợp đặc biệt. Sau khi tiêm vắc-xin này, một số trường hợp huyết khối tĩnh mạch não đã xảy ra, thường xảy ra ở phụ nữ dưới 55 tuổi.

11. Tiêm phòng Corona: khi nào tác dụng phụ xảy ra và kéo dài bao lâu?

TRẢ LỜI: Các tác dụng phụ sau khi tiêm phòng CORONA thường xảy ra ngay sau khi tiêm và chỉ thường kéo dài vài ngày. Phản ứng dị ứng cũng rõ ràng ngay sau khi tiêm vắc-xin.

12. Vắc xin mRNA có gây rối loạn chu kỳ gì không?

TRẢ LỜI: Vắc xin mRNA của Biontech-Pfizer và Moderna thực sự là một trong những vắc xin phổ biến hơn so với những vắc xin khác có tác dụng phụ rất thấp và khả năng bảo vệ, chống lại Covid-19 lại cao. Nhưng sau khi có báo cáo vào tháng 4. 2021 về bệnh viêm cơ tim ở Israel, có thể liên quan đến việc tiêm chủng, nên tại Hoa Kỳ hiện cũng đang cảnh báo về tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng CORONA.

13. Khái niệm “Cánh tay covid” (COVID-ARM) sau khi tiêm chủng corona - điều đó có nghĩa là gì?

TRẢ LỜI: Cánh tay trên, sau khi tiêm có cảm giác nặng nề, giống như sau khi tập luyện với quả tạ quá mức. Bạn khó có thể nâng cánh tay lên, thậm chí gõ bàn phím cũng bị đau nhức khó chịu. Đây là cách những người được tiêm chủng mô tả "cánh tay Covid" của họ - một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin corona. Điều đặc biệt đáng chú ý là phản ứng này chủ yếu được quan sát thấy sau khi tiêm vắc-xin mRNA, tiếp theo sau khi tiêm Moderna, còn các vắc xin khác ít xảy ra hơn.

14. Bạn có được miễn dịch thật sự sau khi tiêm vắc xin corona không?

TRẢ LỜI: Vì việc tiêm chủng chỉ mới diễn ra trong vài tháng, nên chưa có bất kỳ nghiên cứu có tính dài hạn nào về thời gian hay hiệu quả của việc tiêm chủng.  Tuy nhiên, một số kết luận nhất định có thể được rút ra từ các phản ứng miễn dịch sau khi bị nhiễm trùng CORONA. Các nghiên cứu cho thấy rằng các kháng thể và “tế bào T” có thể được phát hiện trong trung bình năm tháng ở những người đã bị nhiễm bệnh.

Các nhà miễn dịch học tin rằng việc đã tiêm chủng sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch rõ ràng mạnh hơn trong cơ thể, có thể dẫn đến khả năng miễn dịch lâu hơn đối với virus. Riêng về tác dụng bảo vệ, miễn dịch suốt đời thì hiện nay chưa được khẳng định.

15. Sau lần tiêm chủng đầu tiên đã có thể miễn dịch chưa?

TRẢ LỜI: Chỉ một lần tiêm mà bạn đã được bảo vệ khỏi nhiễm Corona? Nó không dễ như thế đâu. Một người được tiêm phòng thực sự được bảo vệ chống lại CORONA nhanh như thế nào? Liều đầu tiên có đủ để kiểm soát vi rút không? “Việc miễn dịch không bắt đầu ngay sau khi tiêm chủng" Viện RKI thông báo trên trang chủ của mình. Điều này có nghĩa là phải mất một khoảng thời gian nhất định trước khi có thể xây dựng được khả năng phòng vệ, miễn dịch bằng vắc-xin. Ngoài ra, dữ liệu mới cho thấy, đặc biệt với biến thể DELTA, sau khi tiêm vắc xin vẫn vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ hoặc miễn nhiễm sau khi tiêm chủng. Do đó, để được bảo vệ một cách đáng tin cậy, tất cả các loại vắc-xin đều phải tiêm hai liều, ngoại trừ Johnson & Johnson.

16. Bạn có bị lây sau khi đã tiêm vắc-xin phòng chống CORONA không?

TRẢ LỜI:

Một nghiên cứu của Anh cho thấy những người đã được tiêm phòng ít lây nhiễm hơn đáng kể. Vì mục đích này, 24.000 hộ gia đình đã được trắc nghiệm kiểm tra, trong đó có người đã được tiêm phòng cũng vẫn bị nhiễm vi-rút. Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) liên quan đến cả những lần tiêm chủng đầu tiên với vắc-xin từ Astrazenaca và từ Biontech / Pfizer. Cho thấy rằng bất kỳ ai bị nhiễm coronavirus trong vòng ba tuần kể từ liều đầu tiên có khả năng lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình thấp hơn từ 38% đến 49% so với những người không được tiêm chủng ngừa.

17. Sau bao lâu không được chơi thể thao sau khi tiêm vắc-xin CORONA?

TRẢ LỜI: Ngay sau khi chủng ngừa, bạn nên tránh các môn thể thao quá sức bền hoặc tập luyện sức bền, vì điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng tác dụng phụ. Tuy nhiên, không có lập luận nào chống lại hoạt động thể chất nhẹ nhàng cả.

18. Tôi có được phép uống bia,rượu sau khi tiêm vắc xin corona không?

TRẢ LỜI: Cũng nên tránh uống rượu bia trong khoảng ba ngày sau khi tiêm chủng ngừa. Cũng giống như hoạt động thể chất cường độ cao, rượu bia cũng có tác động “tiêu cực” đến hệ thống miễn dịch.

19. Làm thế nào để vắc-xin hoạt động tốt chống lại các chủng đột biến khác của corona?

TRẢ LỜI: Khi coronavirus lây lan, các chủng đột biến chắc chắn sẽ phát sinh. Không thể loại trừ khả năng, rằng các vắc-xin hiện tại có thể không còn hiệu quả nữa. Nhưng điều gì có thể ủng hộ một kịch bản như vậy? Các nhà Khoa học đang rất lo lắng về những biến thể và đột biến có thể xuất hiện.

20. Vậy tình hình ở Đức đang được kiểm soát như thế nào?

TRẢ LỜI: Tỷ lệ nhiễm corona với biến thể DELTA ngày càng tăng. Điều quan trọng hơn là vắc-xin đã có hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy một cái nhìn tổng quan hơn thông qua các thông tin, thông báo thường xuyên.

21. Tiêm phòng Biontech / Pfizer tốt như thế nào?

TRẢ LỜI: Vắc-xin của công ty công nghệ sinh học Biontech có trụ sở tại Mainz và công ty Pfizer của Mỹ là vắc xin mRNA với hiệu quả lên đến khoảng 95%.

22. Vắc-xin Moderna thì thế nào?

TRẢ LỜI: Vắc-xin phòng chống corona của công ty MODERNA của Mỹ cũng là vắc xin mRNA. Nó có hiệu quả khoảng 90%.

23. Bạn cần biết gì về vắc-xin Astrazeneca?

TRẢ LỜI: Vắc xin của Astrazeneca được phát triển với sự hợp tác của Đại học OXFORD (Anh quốc). Nó không giống như Biontech / Pfizer và Moderna, nó là một loại vắc xin véc-tơ. Theo viện RKI, nó mang lại tổng hiệu quả chỉ là 80%.

24. Vắc xin Johnson & Johnson hoạt động như thế nào?

TRẢ LỜI: Vắc-xin Johnson & Johnson, giống như vắc-xin Astrazeneca, là vắc-xin dựa trên véc-tơ.  Tuy nhiên, điểm đặc biệt của vắc-xin Johnson & Johnson là chỉ cần một liều là đủ để phát huy tác dụng bảo vệ của vắc-xin. Theo viện RKI, tác nhân này làm giảm 65% nguy cơ mắc bệnh Covid 19. Nó phòng ngừa tốt trước các lây lan nghiêm trọng: Ở đây, hiệu quả chỉ là 75%.

25. Thuốc tiêm chủng Curevac là gì?

TRẢ LỜI: Một loại vắc-xin đầy hứa hẹn khác có thể là ứng viên tiềm năng từ công ty Curevac ở Tübingen-CHLB Đức. Đây cũng là một chủng loại vắc xin mRNA. Tuy nhiên, vắc-xin này đến nay vẫn chưa được phê duyệt./.

Nguồn: morgenpost.de - CTV Dang Tuan biên dịch

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >