DẤU HIỆU TUẦN HOÀN MÁU KÉM, CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
08/06/2018 | 05:29
Chuyên mục: Sức khỏe
0 bình luận
DẤU HIỆU TUẦN HOÀN MÁU KÉM, CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

Ngày càng có nhiều người mắc chứng tuần hoàn máu kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Để sớm phát hiện, bạn cần ghi nhớ những dấu hiệu dưới đây.

Hầu hết mọi người đều biết hội chứng tuần hoàn máu kém thường xảy ra ở những người lớn tuổi do chức năng hệ tuần hoàn bị lão hóa. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và công việc của nhiều người trẻ tuổi.
 
Máu có nhiệm vụ mang oxy và các dưỡng chất đến mọi cơ quan trong cơ thể, vì thế nếu hệ tuần hoàn gặp trục trặc sẽ khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Một khi tuần hoàn máu kém, mọi cơ quan từ não, tim, gan thận... đều sẽ bị suy yếu và dễ bị vi khuẩn hay virus gây bệnh tấn công. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần ghi nhớ một số dấu hiệu điển hình của chứng tuần hoàn máu kém sau.
 
Dấu hiệu tuần hoàn máu kém người trẻ tuổi cần lưu ý
 
Tay chân tê
 
Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác một bên tay hay chân bị tê do máu không lưu thông đến đó được. Ví dụ, khi bạn giữ một tư thế không thoải mái quá lâu, chân hay tay sẽ có cảm giác bị tê cứng vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, nếu thường bị tê mà không rõ nguyên nhân và cảm giác khó chịu này kéo dài, bạn nên nghĩ đến chứng tuần hoàn máu kém.
 
Các vấn đề về tiêu hóa
 
Đường tiêu hóa cần máu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất để xử lý thức ăn. Do đó, nếu con đường vận chuyển này gặp sự cố, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng...
 
Não hoạt động kém
 
Hoạt động lưu thông máu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bộ não. Một khi máu lưu thông kém, các tế bào não sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất gây ra tình trạng mệt mỏi, giảm tập trung, nhức đầu thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng thiếu máu lên não diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến đột quỵ, đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời cấp cứu.
 
Hệ miễn dịch suy giảm
 
Máu lưu thông kém sẽ khiến khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bệnh ngoài cơ thể bị suy yếu. Các chuyên gia lý giải, vì tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến một số khoáng chất và amino axit mà cơ thể cần để tổng hợp enzyme kháng thể bị thiếu hụt nghiêm trọng. Do đó, bạn thường dễ mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng... đồng thời thời gian điều trị và hồi phục cũng lâu hơn so với những người khác.
 
Giảm ham muốn "yêu"
 
Khi quan hệ, máu sẽ dồn xuống cơ quan sinh dục từ đó khơi dậy cảm giác hưng phấn và đảm bảo hoạt động ân ái diễn ra tốt đẹp. Vì thế, nếu máu lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng "chuyện yêu".

Đau thắt ngực

Trái tim chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể, vì thế cần một lượng máu dồi dào để duy trì hoạt động này ổn định và liên tục. Nếu lượng máu đến tim bị suy giảm, bạn có thể bị đau thắt ngực, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Thường xuyên đau thắt ngực, cơ thể mệt mỏi, da dẻ xanh xao... bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa và khắc phục tuần hoàn máu kém

- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, thức uống có cồn.
- Tập các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, chạy xe đạp, leo núi, gym... đều tốt cho tuần hoàn máu.
- Tăng cường rau xanh và trái cây để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
- Hạn chế thức khuya và ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/đêm.

Có những dấu hiệu tuần hoàn máu kém, bạn nên thực hiện các biện pháp khắc phục được gợi ý ở trên để giúp cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu vẫn không có tác dụng, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và được điều trị đúng cách.

Nguồn: phunuvagiadinh.vn

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...