ĐIỂM DANH CÁC NHÀ SẢN XUẤT HỐT BẠC NHỜ VACCINE COVID-19

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
08/03/2021 | 22:50
Chuyên mục: Tin thế giới
0 bình luận
ĐIỂM DANH CÁC NHÀ SẢN XUẤT HỐT BẠC NHỜ VACCINE COVID-19

Sự xuất hiện của vaccine COVID-19 mang hứa hẹn về viễn cảnh đưa cuộc sống trở lại bình thường đồng thời tạo ra một thị trường toàn cầu trị giá hàng chục triệu USD thường niên cho các công ty dược.

Tờ Guardian (Anh) cho biết hai hãng dược Mỹ Moderna và Pfizer đang “thắng đậm nhất”. Cả Moderna và Pfizer đều ra mức giá 30 USD/người để được tiêm hai liều vaccine. Moderna thành lập cách đây 11 năm chỉ có 830 nhân viên. Pfizer trong khi đó ra đời từ năm 1849, đạt lợi nhuận ròng 9,6 tỷ USD trong năm 2020 và có gần 80.000 nhân viên.

Nhưng những hãng dược khác như AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) và Johnson & Johnson (Mỹ) đã cam kết cung cấp vaccine dựa trên nền tảng “không vì lợi nhuận” cho đến khi dịch COVID-19 kết thúc.

Liệu thị trường vaccine COVID-19 có tiếp tục “đơm hoa kết trái” hay không sẽ phụ thuộc vào việc loại vaccine này có được đưa vào danh sách tiêm thường xuyên như vaccine phòng cúm hay không. Tuy nhiên, về tương lai ngắn hạn thì các công ty dược sản xuất vaccine COVID-19 dự kiến sẽ thâu tóm được những khoản khá hậu hĩnh.

Pfizer/BioNTech

Vaccine COVID-19 của Pfizer bắt tay với BioNTech (Đức) điều chế và phát triển phải được bảo quản ở -70 độ C. Nhiều quốc gia đã đặt hàng 780 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, riêng Mỹ là 200 triệu liều và EU là 300 triệu liều.

Trong khi đó, 40 triệu liều được phân phối cho các quốc gia thu nhập thấp qua chương trình có tên COVAX. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hình thành COVAX - chương trình đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu. Pfizer/BioNTech ra giá 39 USD cho hai liều tại Mỹ và khoảng 30 USD cho hai liều tại EU.

Dự kiến nguồn thu năm 2021: 15-30 tỷ USD.

Thay đổi giá cổ phiếu trong 12 tháng qua:
Pfizer: +1.8%
BioNTech: +156%

Hai nhà thành lập BioNTech là cặp vợ chồng bác sĩ Ugur Sahin - Özlem Türeci đều trở thành tỷ phú trong năm 2020.

Moderna

Vaccine COVID-19 của công ty có trụ sở tại Massachusetts sản xuất phải được bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C. Anh đã đặt hàng 17 triệu liều trong khi EU mua 310 triệu liều. Chính phủ Mỹ cũng đặt hàng 300 triệu liều vaccine của Moderna còn Nhật Bản là 50 triệu liều. Moderna ra mức giá 30 USD cho hai liều tại Mỹ và 36 USD cho hai liều tại EU.

Doanh thu dự kiến năm 2021: 18-20 tỷ USD
Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: +372%

Một nhóm các nhà đầu tư đã ủng hộ Moderna khi công ty được thành lập năm 2010, giám đốc điều hành công ty Stéphane Bancel (48 tuổi người Pháp) sở hữu 9% cổ phần của Moderna với giá trị gần 5 tỷ USD.

Johnson & Johnson

Johnson & Johnson là công ty đầu tiên trên thế giới ra mắt vaccine COVID-19 chỉ cần tiêm một liều. Mỹ đã thông qua vaccine của Johnson & Johnson trong tháng 2. Loại vaccine này có thể bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn tủ lạnh trong ít nhất 3 tháng. EU đã đặt hàng 400 triệu liều vaccine của Johnson & Johnson trong khi các quốc gia thuộc chương trình COVAX cũng đặt hàng đến năm 2022 nhận 500 triệu liều.

Doanh thu dự kiến năm 2021: 10 tỷ USD
Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: +7,7%

AstraZeneca

Vaccine COVID-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) sản xuất có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh. Mỹ đã đặt hàng 100 triệu liều, trong khi EU là 400 triệu liều.

Doanh thu dự kiến năm 2021: 2-3 tỷ USD

AstraZeneca đã đặt mục tiêu trong năm 2021 có thể sản xuất 3 tỷ liều vaccine. Công ty cam kết cung cấp vaccine COVID-19 dựa trên cơ sở không vì lợi nhuận trong thời kỳ dịch COVID-19. AstraZeneca cũng ra mức giá 4,3 USD-10 USD cho hai liều vaccine.

Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: -8.6%

Sinovac

Vaccine COVID-19 mang tên CoronaVac của Sinovac đã được thông qua để sử dụng khẩn cấp tại một số thành phố Trung Quốc kể từ mùa hè năm 2020. Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh còn đạt được thỏa thuận cung cấp vaccine cho Brazil, Chile, Singapore, Malaysia và Philippines. Tháng 1 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã khởi động chương trình tiêm với vaccine của Sinovac.

Sinovac thông báo dự kiến sản xuất trên 1 tỷ liều vaccine trong năm 2021 này. Vaccine COVID-19 của Sinovac được đặt mức giá 60 USD cho hai liều.

Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: -21.6%

Viện Gamaleya/ Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga

Hungary và Slovakia đều đã mua vaccine Sputnik V của Nga. Tổng cộng hơn 50 quốc gia bao gồm Iran, Algeria và Mexico cũng đã đặt hàng loại vaccine này. Nhà sản xuất cho biết họ ra mức giá 20 USD với 2 liều Sputnik V trên toàn thế giới nhưng cung cấp miễn phí tại Nga.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học uy tín The Lancet ngày 2/2 cho thấy Sputnik V có có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 lên tới gần 92%.

Nguồn: Vaccine COVID-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) sản xuất có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh. Mỹ đã đặt hàng 100 triệu liều, trong khi EU là 400 triệu liều.

Doanh thu dự kiến năm 2021: 2-3 tỷ USD

AstraZeneca đã đặt mục tiêu trong năm 2021 có thể sản xuất 3 tỷ liều vaccine. Công ty cam kết cung cấp vaccine COVID-19 dựa trên cơ sở không vì lợi nhuận trong thời kỳ dịch COVID-19. AstraZeneca cũng ra mức giá 4,3 USD-10 USD cho hai liều vaccine.

Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: -8.6%

Sinovac

Vaccine COVID-19 mang tên CoronaVac của Sinovac đã được thông qua để sử dụng khẩn cấp tại một số thành phố Trung Quốc kể từ mùa hè năm 2020. Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh còn đạt được thỏa thuận cung cấp vaccine cho Brazil, Chile, Singapore, Malaysia và Philippines. Tháng 1 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã khởi động chương trình tiêm với vaccine của Sinovac.

Sinovac thông báo dự kiến sản xuất trên 1 tỷ liều vaccine trong năm 2021 này. Vaccine COVID-19 của Sinovac được đặt mức giá 60 USD cho hai liều.

Biến động giá cổ phiếu trong 12 tháng qua: -21.6%

Viện Gamaleya/ Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga

Hungary và Slovakia đều đã mua vaccine Sputnik V của Nga. Tổng cộng hơn 50 quốc gia bao gồm Iran, Algeria và Mexico cũng đã đặt hàng loại vaccine này. Nhà sản xuất cho biết họ ra mức giá 20 USD với 2 liều Sputnik V trên toàn thế giới nhưng cung cấp miễn phí tại Nga.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học uy tín The Lancet ngày 2/2 cho thấy Sputnik V có có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 lên tới gần 92%.

Nguồn: Hà Linh/Báo Tin tức

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan