Học những lời khuyên đối nhân xử thế của người xưa để cả đời hưởng lợi

Đăng bởi:
30/07/2016 | 13:30
Chuyên mục: Lời hay ý đẹp
0 bình luận
Học những lời khuyên đối nhân xử thế của người xưa để cả đời hưởng lợi

Những lời khuyên về đối nhân xửa thế của bậc trí giả có thể giúp bạn thành công và không ngừng khẳng định giá trị bản thân mình.

- Khiêm tốn có thể đem lại nhân duyên tốt đẹp

Người hiểu biết nông cạn, kiến thức không rộng thường hay không khiêm tốn. Người có kiến thức rộng lớn, bản lĩnh nhất định là người khiêm tốn.

Khiêm tốn có thể giúp bạn thi triển ra tài năng trên con đường sự nghiệp. Cho nên, trong cuộc sống hãy ít đàm luận về những điều mình đắc được. Làm người nhất định phải học được cách cúi đầu thì mới trưởng thành được!

- Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ riêng của bản thân và xem nó rất quan trọng. Đó chính là cái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.

Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”

Thế nên, tôn trọng cái tôi của một người chính là bí quyết giúp bạn thu phục họ, nếu là người quản lý bạn sẽ có được nhân tài, không thì cũng có thêm một người bạn.

- Đừng cậy tài

Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.

Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

- Tuân thủ nghiêm ngặt tín nghĩa sẽ được ngàn vàng

Người thường xuyên nói dối thì điều đạt được chính là “cho dù nói thật cũng không ai tin”. Thành thật, thủ tín là cái gốc của làm người. Thành thật, thủ tín cũng là vũ khí sắc bén của mỗi người.

- Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu

Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu, nhưng nhìn “trung hiếu” hai chữ này không phải ở bề mặt thể hiện ra. Giả nhân, giả nghĩa cùng tập trung trong một người thì hẳn người đó là người vô cùng gian ác.

- Tùy đối tượng mà thể hiện hành vi

Giáo dục con nhỏ nên nghiêm khắc đối đãi, thái độ nghiêm khắc có thể dạy bảo đứa trẻ thành những đứa con ngoan. Đối đãi với người xấu cần dùng thái độ khoan dung, thái độ khoan dung có thể cảm hóa nhân tâm của người xấu, cũng có thể giúp bản thân không bị kẻ xấu làm hại.

- Học hỏi điều tốt từ bạn bè

Khi giao lưu cùng bạn bè, nên học hỏi điều tốt của họ, mới có thể được lợi ích. Đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, cần nên chuyên tâm làm theo từng chút một, như thế mới có thể hiểu được mức thâm sâu của những lời dạy ấy.

- Giữ thể diện cho người khác chính là giữ thể diện cho mình

Một khi bạn làm mất thể diện của người khác thì cuối cùng người bị tổn hại cũng chính là bản thân mình. Cho nên, cố gắng đừng bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, đừng tùy tiện làm mất thể diện của người khác.

- Biết là sống

Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mới biết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.

- Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.

Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.

- Đừng vì lời nói mà rước họa vào thân

Gặp nhiều khó khăn càng giúp rèn luyện tính chịu khổ, làm được những việc mà người bình thường không thể làm, tiếng thơm để lại muôn đời, là chỗ mà mọi người có thể trông cậy. Đối với những sự việc phát sinh sai lầm, không đi trách móc, uốn nắn, thì sẽ không vì lời nói mà rước họa vào thân.

- Chữ tâm trong ứng xử

Tâm nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán, người không quên liêm sỉ có thể ngẩng cao đầu.

Nguồn: Sưu tầm

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >