LỜI PHẬT DẠY VỀ CHỮ NHẪN

Đăng bởi:
16/06/2017 | 10:48
Chuyên mục: Lời phật dạy
0 bình luận
LỜI PHẬT DẠY VỀ CHỮ NHẪN

Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Người xưa thường hay nói: "Một câu nhịn chín điều lành", hay “chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh”.

Định Nghĩa: Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh (lợi mình lợi người),

Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Nhẫn là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.

Nhẫn cho chúng ta điều gì?

Nếu chúng ta thực hiện được sự nhẫn, thì bản thân rất được nhiều người thương mến, dễ gần, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn.

Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền Sống cõi đời thông thả bình yên Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”

Hơn nữa thực hiện được sự nhẫn cũng là giữ sức khỏe cho mình: tim, huyết áp...

Để trả hết nghiệp, theo đạo Phật, sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau.

Phương pháp tu Nhẫn đó là:

- Niệm Phật: Luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp.

- Không cố chấp: Coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, ngày ngày làm việc tốt.

- Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì: Khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau. Nên thương và cầu nguyện cho họ hồi hướng, làm điều thiện.

Hiểu ý nghĩa của chữ Nhẫn, hãy cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.

Nguồn: Lời Phật dạy

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...