Mơ ước là người Việt Nam của một người Đức - Phạm Trần Thịnh, Berlin

Đăng bởi:
26/03/2015 | 12:55
Chuyên mục: Văn thơ
0 bình luận
Mơ ước là người Việt Nam của một người Đức -  Phạm Trần Thịnh, Berlin

Trong một ngày nghỉ cuối tuần, tôi có dịp đến thăm và trò chuyện với một gia đình người Đức  có ba thế  hệ cùng gặp nhau. Trước mặt tôi là bà Heidy. Một người phụ nữ cao lớn dáng vẻ đàn ông, năm nay bà đã 82 tuổi, nhưng vẫn mạnh khoẻ nhanh nhẹn như người ở độ tuổi 60.

Bà kể rằng, trước kia bà là thư ký cho Bộ trưởng bộ Y tế của CHDC Đức. Trong những năm 1970 chính bà là người đã lên danh sách những thiết bị y tế trình lên ông Bộ trưởng để viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ. Bà vừa kể, mắt bà  vưà nhìn xa xăm đầy xúc động. Bà nói thời gian đẹp nhất trong cuộc đời đi làm của bà chính là thời gian bà làm việc để gíúp Việt nam tiếp nhận các viên trợ y tế cuả CHDC Đức. Bà nói  các bác sĩ Việt nam rất thông minh và hiền hậu. Bà còn nhớ rất  rõ từng loại thiết bị quan trọng được đặt tại đâu và dùng  để làm  gì. Bà đã nhiều lần sang Việt nam, bà xúc động nói bà đã  thực sự được sống trong tình cảm bạn bè khi làm việc với các bác sĩ Việt nam. Tiếc rằng cho đến nay bà và các bác sĩ Việt Nam không còn giữ các mối quan hệ nữa.

Trái với dáng vẻ cao lớn của bà, anh Andreas con trai bà Heidy lại nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Anh đã từng là phi công của hãng hàng không CHDC Đức Interflug. Năm nay anh đã 62 tuổi nhưng đã thực hiện trên 100 chuyến bay đến Việt nam. Hiện nay anh là huấn luyện viên cho hãng hàng không Lufhansa. Anh nói rằng từ trên bay máy nhìn xuống đất nước Việt Nam đẹp lắm, tất cả đều là màu xanh, anh thuộc như lòng bàn tay địa hình bay đến Việt Nam. Anh còn nói trước khi đến Hà nội phải qua một con sông, tôi nói đó là sông Hồng và anh nghỉ tại Hànội trong một khách sạn trên nước (tôi đoán là khách sạn Thắng Lợi). Anh nói rằng từ nghề nghiệp anh đã yêu Việt Nam nhưng không hiểu vì sao Mỹ lại gây chiến tranh vơí Việt Nam, vì sao sau khi Việt Nam chiến thắng Pháp tại Điện Biên phủ, chiến tranh kết thúc nhưng ngay sau đó lại xảy ra  chiến tranh với Mỹ.

Anh cho biết, lúc còn đi học trong sách giáo khoa về lịch sử của Đức được giải thích rằng do chính phủ miền nam Việt nam đã làm đơn kiến nghị yêu cầu người Mỹ đến giúp đỡ, chứ không  phải người Mỹ có tội gây ra chiến tranh ở Việt nam mà là đến Việt nam để giúp đỡ người Việt nam...

Anh vừa nói xong cháu Thomy con trai anh Andreas 19 tuổi đang theo học lớp 12 trường Gumnasium, nghe thấy  bố nói vậy liền nói: „Bố nói sai rồi. Cô Thịnh ngồi đây, chắc chắn cô đã sinh ra và  lớn lên trong chiến tranh, vậy cô hiểu rõ hơn bố về những gì đã xảy ra ở Việt nam“. Tôi nói đúng như vậy.

Cha tôi là chiến sĩ trong trận đánh Pháp tại Điện Biên Phủ. Mẹ tôi là dân công tiếp tế cho bộ đội tại chiến trường Điện Biên. Cha tôi kể rằng ông có nhiệm vụ trong bộ phận hậu cần và chính ông là người đã đi nhặt các thùng hàng tiếp viện do máy bay Pháp thả xuống, nhưng  khi mở ra thấy toàn ký hiệu hàng của Mỹ. Ông còn đem về 1 tấm vải dù trắng tặng cho tôi làm khăn quàng cổ sau này. Chính phủ Pháp biết sẽ thua trận ở Việt Nam đã kêu gọi Mỹ vào tiếp viện từ năm 1954. Vậy là  Mỹ đã theo chân Pháp vào Việt nam. Tôi nói đến đây cháu Thomy không ngăn nổi xúc động đã đứng dạy kêu lên: „Đấy bố thấy chưa, sách lịch sử viết sai sự thật. Con thấy Mỹ cũng có kịch bản đánh Irac rồi kêu gọi các nước khác tham gia như là Pháp kêu gọi  Mỹ  vào  Việt nam. Con đã tìm ra sự thật: Mỹ muốn đóng vai trò cảnh sát quốc tế nên đã gây chiến tranh ở khắp mọi nơi.“

Sau đó Thomy liền gọi em gái Alexandera 17 tuổi cũng đang học Gumnasium và nói rằng: “Em thấy chưa, nếu học lịch sử thì em phải tìm hiểu  xem lịch sử có đúng là lịch sử không như thế mới gọi là học".

Để kết thúc cuộc trò chuyện với tôi, bà Heidy nói rằng Việt nam có một lịch sử quá đẹp, đánh thắng Pháp rồi lại đánh thắng Mỹ. Bà trầm ngâm mơ ước: „Giá tôi được là người Việt Nam“. Bởi vì nước Đức dù đã  70 năm trôi qua nhưng người Đức vẫn còn cảm thấy xấu hổ vì chính họ đã từng ủng hộ Hitler gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai giết hại hàng triệu người Do Thái….

Cuộc trò chuyện làm tôi như ôn lại về lịch sử Việt nam và càng thêm tự hào vì là người Việt Nam. Tôi tự thầm nhủ hãy cố gắng bảo ban con cháu và các cháu học sinh học tiếng Việt  của mình, truyền cảm cho các cháu tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc là người Việt Nam để sau này trở về Việt Nam xây dựng quê hương đất nước “đàng hoàng hơn to đẹp hơn“ như lời  Bác Hồ đã từng căn dặn. Ảnh bìa minh họa lấy từ FB

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >