„MỐI ĐE DỌA SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG KINH TẾ“

Đăng bởi:
20/02/2017 | 01:22
Chuyên mục: Tin thế giới
0 bình luận
„MỐI ĐE DỌA SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG KINH TẾ“

Đó là nhận định của Paul Krugmann, Giải Nobel Kinh tế, Giáo sư tại ĐH Princeton (Mỹ) trong bài trả lời phỏng vấn Báo Handelsblatt (Thương mại) số 10-12/2/2017. Về kinh tế Đức và quan hệ thương mại hai chiều Mỹ-Đức Đức hiện là nước xuất siêu hàng đầu sang Mỹ, với 100 tỷ euro hàng hóa Đức xuất sang Mỹ trong khi hàng hóa Mỹ vào Đức chỉ đạt mức 53 tỷ euro. Như vậy thặng dư hiện tại đã lên đến 50 tỷ euro và đó là lý do Đức còn được chính quyền Donald Trump „quan tâm“ hơn cả so với TQ. Việc Đức xuất khẩu hàng loạt hàng hóa chất lượng cao ra thế giới và sang Mỹ, nhất là những „ô tô tuyệt vời“ dẫn đến thặng dư thương mại như nêu trên, nhưng cũng khiến đồng euro lên giá. Nguy cơ là đình trệ cân bằng thương mại sẽ đến một lúc nào đó. Hiện tại thì đồng euro vẫn đang kiềm chế xu hướng này. Từ nhiều năm qua tôi đã cho rằng Đức phải là trung tâm của một châu Âu mà ở đó lạm phát cần tăng rõ rệt và Chính phủ Đức cần đầu tư nhiều tiền hơn nữa vào hạ tầng và phải chấp nhận thâm hụt. Đức cần chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn mức bình quân 2% của khu vực đồng euro (hiện đang ở mức 1,9%). Khu vực đồng euro cần giữ mức lạm phát khoảng 2% và Đức là 3% hoặc hơn 3% thì mới có thể giải quyết những khó khăn hiện tại của khu vực đồng tiền chung. Người Đức tự hào về sức mạnh xuất khẩu của mình, nhưng người châu Âu tiết kiệm nhiều quá dẫn đến mức tăng trưởng thấp. Dường như ở châu Âu không ai quan tâm đến việc Đức chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu vì họ có cầu, trong khi các nước Nam Âu thì ngược lại. Chỉ có tăng đầu tư và tăng lương thì mới khuyến khích thị trường nội địa và đưa tỷ lệ lạm phát lên trên mức hiện nay qua đó giúp các nước Nam Âu có cơ hội cạnh tranh hơn. Việc gia tăng thị trường nội địa Đức là giải pháp cho rất nhiều vấn đề ở châu Âu hiện nay. Vai trò của Đức và cá nhân Thủ tướng Merkel Nếu đặt câu hỏi người đứng đầu Chính phủ nào hiện nay đủ khả năng bảo vệ những giá trị phương Tây thì không ai tốt hơn Angela Merkel. Liên hiệp VQ Anh còn bận bịu với Brexit còn ở Pháp hệ thống chính trị rất yếu. Kinh tế châu Âu hiện tại còn chưa phục hồi sau cơn thiểu phát. Khủng hoảng đồng euro cũng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nhìn tổng thể thì tình hình sẽ khả quan hơn nếu Đức đưa ra chiến lược đầu tư mới. Nhưng vấn đề là mong muốn chính trị của các chính phủ châu Âu muốn bảo vệ Liên minh tiền tệ hay không. Điều này khó nói trước vì có thể giới lãnh đạo hiện tại sẽ rời bỏ chính trường thời gian tới qua các cuộc bầu cử ở Đức, Pháp v.v. Tổng thống Donald Trump – mối đe dọa của hệ thống kinh tế thế giới? Đến nay Chính quyền mới chưa có một chính sách kinh tế cụ thể, nhưng nguy cơ thực tế là USA có thể sẽ chuyển hướng sang xu thế bảo hộ mậu dịch. Nếu Trump thực sự quyết định đơn phương nâng hàng rào quan thuế thì khả năng hiện thực là kết thúc của quá trình toàn cầu hóa bắt đầu từ 25 năm nay. Hiện tại cũng chưa có dấu hiệu gì cho thấy chính quyền mới tăng đầu tư cho hạ tầng ở Mỹ; số tiền ngàn tỷ đô la mà họ đưa ra không biết sẽ lấy từ nguồn nào. Nhiều cử tri Mỹ sau ba tuần hỗn loạn của chính quyền Mỹ vẫn còn tin vào những lời hứa khi tranh cử; còn một số chính trị gia châu Âu thì vui mừng vì chí ít ông ta cũng là nhà chính trị đã thực hiện những lời hứa tranh cử. Nhưng tôi tin rằng cuối cùng họ sẽ thất vọng và thấy mình bị lừa. Ông ta có thể mạnh tay trong việc chống lại người Hồi giáo nhưng ông ta không bảo đảm tạo được nhiều việc làm trong ngành công nghiệp. Tôi không tin đồng đô la mạnh có thể kìm hãm kinh tế nhưng đồng đô la liên tục tăng giá sẽ khiến mất đi nhiều việc làm trong ngành công nghiệp và đó sẽ là cú giáng chính trị đối với Tổng thống mới. Tôi không hình dung ông ta sẽ phản ứng thế nào đối với số những số liệu tăng của tình trạng thất nghiệp. Có thể ông ta sẽ nói con số đó là sai và bắt cơ quan thống kê đưa ra số liệu khác. Chúng ta không thể tin được vào những quy chuẩn đã thiết lập từ trước đến nay. Nhưng tôi cho rằng những thiệt hại về kinh tế có thể không cao. Điều lo ngại nhất là cuối cùng sẽ là chấm dứt nền dân chủ Mỹ- đó hoàn toàn không phải là quá đáng. Nhiều người lo ngại là Mỹ ngày nào đó sẽ giống như Hungari dưới thời Viktor Orban : trên giấy tờ đó là nền dân chủ, nhưng thực tế là chế độ độc tài. Nước Mỹ tự hào về hệ thống „checks and balancees“ với vai trò quan trọng là Hạ viện, nhưng đến nay chưa thấy có dấu hiệu nó sẽ phát huy tác dụng nhiều. Ngoài ra còn hệ thống tòa án nhưng người ta cũng lo ngại là dần dần Trump sẽ thay thế các thẩm phám bằng những người ủng hộ ông ta. Và điều gì xẩy ra nếu tòa án đình chỉ những quyết định của ông ta nhưng ông ta phớt lờ? Đến nay không ai biết câu trả lời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ những vấn đề như thế này được đặt ra và cũng không có gì bảo đảm là hệ thống Checks and Balances sẽ hoạt động hiệu quả. Đây có thể là những tín hiệu đối với châu Âu. Nhưng châu Âu cũng còn có liên minh từ Moskau qua Budapest đến tận Oasinhton. Nhưng những tín hiệu ở Đức và Pháp cũng khá rõ ràng. Thời gian này thật là nhiều điều bí hiểm ! Nguồn: Thương Vụ Tại Đức - (Người dịch: Nguyễn Hữu Tráng) Ảnh bài minh họa: Làng Zaanse Schans (Hà lan) của Triệu Đức Hoan
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >