NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ (31/5) HƯỚNG TỚI ´CAM KẾT BỎ THUỐC LÁ´

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
26/05/2021 | 20:21
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ  (31/5) HƯỚNG TỚI ´CAM KẾT BỎ THUỐC LÁ´

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam.

Thông tin từ Bộ y tế cho biết, năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” dành cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5). Thông qua đây, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5), Bộ Y tế  kêu gọi các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ người dân hút thuốc lá tại Việt Nam.

Theo WHO, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá. Trong đại dịch COVID-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc COVID-19, nhất là những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường. Giảm tỷ lệ hút thuốc lá có thể giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thời gian qua, Việt Nam thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy, so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.

Để đảm bảo hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá được triển khai sâu rộng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các đơn vị liên quan cần tiếp tục phổ biến và chỉ đạo thực thi nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng chống tác hại thuốc.

Nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá cần được đưa vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, việc thực thi quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị cần được giám sát thường xuyên, lãnh đạo các đơn vị cần gương mẫu thực hiện, không hút thuốc lá nơi làm việc và các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Các đơn vị cần tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các biện pháp cai nghiện thuốc lá… Song song với việc tuyên truyền tới các cơ quan, tổ chức và người dân về tác hại của thuốc lá điếu thì cũng cần kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.

Trên trang thông tin điện tử của Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá (www.vinacosh.gov.vn) có đầy đủ các thông tin về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; tài liệu truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá, tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, hướng dẫn giám sát hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá... để mọi tổ chức, cá nhân tham khảo, tìm hiểu.

Nguồn: Ngọc Bích (TTXVN) - Ảnh bìa: Inernet

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >