NHỮNG VIỆC GIÁO VIÊN Ở ĐỨC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÀM

Đăng bởi:
03/09/2016 | 11:36
Chuyên mục: Thế hệ trẻ
0 bình luận
NHỮNG VIỆC GIÁO VIÊN Ở ĐỨC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÀM

1.Giáo viên có quyền khóa cửa lớp và để học sinh lại bên trong như một hình phạt?

Học sinh mất trật tự trong giờ học, cô giáo yêu cầu trật tự mà không nghe lời . Sau giờ học, giáo viên bắt học sinh đó ở lại trong lớp và khóa cửa lớp lại.

Hành động này có được phép hay không?

Giáo viên không có quyền hạn lớn hơn Cha mẹ trẻ. Theo luật Đức, trẻ có quyền hưởng Sự giáo dụckhông đòn roi/ mắng mỏ.

Không chỉ thầy cô, Cha mẹ dạy trẻ cũng không được quyền mắng/ đánh con. Như vậy, thầy cô giáo không được phép khóa cửa để trẻ lại trong lớp.

Việc làm này nếu bị kiện, thầy có giáo có thể bị phạt tù đến 5 năm vì tội lấy mất quyền tự do của người khác.

2. Thầy cô giáo có được hét hay không?

Nếu học sinh nói chuyện hay đùa nghịch làm ảnh hưởng đến tiết/giờ học , việc hét lên nhắc giữ trật tự là được phép .

Tuy nhiên, việc hét trực tiếp vào tai học sinh là bị cấm và trong một số trường hợp, khi việc hét ấy ảnh hưởng đến tâm lý, giáo viên sẽ bị kiện. Những câu hỏi ví dụ để xác định việc hét học sinh có gây tổn thương tâm lý hay không:

- Giáo viên hét ở mức độ nào? - Học sinh phản ứng sau đó ra sao? - Liệu có cách khác tốt hơn cách hét hay không?

3. Giáo viên có quyền kiểm tra máy di động/handy?

Học sinh mang điện thoại và gọi điện trong giờ học, giáo viên được phép tịch thu nhưng không được phép mở máy đó ra xem những gì có trong máy : ảnh, video, tin nhắn,... Việc xem những tài liệu có trên máy là việc xâm phạm quyền tự do của người khác .

4. Giáo viên được phép chạm/sờ học sinh?

Việc động chạm vào cơ thể của học sinh là điều giáo viên không được phép làm. Ngay cả việc cố tình gần gũi ( chạm vào vai/tay,...) cũng là điều bị cấm. Nếu không giáo viên có thể bị kiện vì tội làm dụng tình dục ở trẻ vị thành niên

5. Giáo viên được phép từ chối cho học sinh đi dã ngoại/ thăm quan?

Theo quy định, học sinh nào cũng được phép đi chơi/ dã ngoại/ thăm quan cùng cả lớp. Bởi vì là người chịu trách nhiệm về sự an toàn của học sinh nên giáo viên được quyền không cho học sinh nào đó đi cùng. Tuy nhiên, việc cấm học sinh đó đi phải có lý do chính đáng và có bằng chứng ( Ví dụ : Học sinh ở trong lớp thường không nghe lời và quấy phá, đã nhiều lần cảnh cáo,...)

6. Giáo viên có quyền cấm học sinh uống nước trong giờ?

Việc uống nước trong giờ học có thể gây ra nhiều phiền nhiễu cản trờ giờ học: tiếng động, đổ nước, rơi vỡ, mất thời gian đi vệ sinh ... Tuy nhiên không có quy định nào ở Đức cấm hoc sinh uống nước trong giờ học cả. Việc được phép uống hay không sẽ do Nhà trường hoặc Giáo viên từng lớp quyết định

7. Giáo viên phải trả tiền đau/ ốm nếu học sinh bị thương trong giờ thể dục?

Việc tập thể dục trong trường học luôn phải đặt yếu tố an toàn lên trên hết. Giáo viên thể dục là người phải biết khả năng của từng học sinh và phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của học sinh mình phụ trách. Nếu học sinh đó không thể làm việc giáo viên yêu cầu , nói rõ với giáo viên nhưng không được chấp nhận , vẫn phải thực hiện theo yêu cầu dẫn đến tai nạn hay thương tích, học sinh có thể kiện giáo viên đòi tiền thương tật.

Nguồn: nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp) - Ảnh bìa: Các cháu học sinh trường tiếng Việt Awo Berlin

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >