NỘI TRỢ CẦN BIẾT: 9 cách chữa mặn cho món canh

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
16/11/2017 | 17:46
Chuyên mục: Món ngon
0 bình luận
NỘI TRỢ CẦN BIẾT: 9 cách chữa mặn cho món canh

Việc lỡ tay cho quá nhiều muối vào món ăn là việc bà nội tợ thường xuyên mắc phải. Một số cách chữa mặn cho món canh sau đây có thể giúp chị em an tâm hơn trong việc nấu ăn

Một ít lòng trắng trứng gà cho vào nồi canh bị mặn cũng có khả năng giảm độ mặn đáng kể. Sau khi cho lòng trắng trứng vào canh bạn nên đun sôi lại. Trong quá trình này, lòng trắng sẽ hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt bớt. Cuối cùng dùng muôi vớt phần trứng trắng nổi trên mặt để tránh gợn trắng nổi trên bề mặt nồi canh.

Để "chữa cháy" cho nồi canh bị mặn, chị em có thể cho cơm vào một miếng vải sạch, buộc chặt lại, sau đó thả vào nồi canh. Cơm sẽ giúp hút bớt vị mặn của canh.

Khi món ăn bị mặn, có thể nêm thêm chút mật ong nhưng không nên cho nhiều quá sẽ làm món ăn vị thay đổi hương vị, mất đi sự hấp dẫn

Giấm thơm là một gia vị có khả năng khử chất mặn của muối. Chỉ một lượng nhỏ của giấm thơm sẽ giúp vị mặn của món ăn giảm dần.

Cho một lượng đường vừa phải vào canh cũng sẽ làm canh giảm bớt mặn.

Cho thêm một chút nước chanh tươi vào món ăn để giảm bớt độ mặn. Tuy nhiên cần lưu ý, không cho nước chanh vào các món ăn có sản phẩm từ sữa vì tính a xít trong chanh sẽ khiến những thành phần có nguồn gốc từ sữa bị kết tủa.

Khoai tây sẽ hút bớt lượng muối thừa, đồng thời không làm hỏng hương vị món canh. 

Đối với những món ăn có thành phần từ sữa như phô mai, kem tươi, cà ri béo thì giảm độ mặn của chúng bằng cách thêm sữa chua không đường vào.

Nếu sau khi đã dùng một trong những cách trên nhưng món canh vẫn chưa giảm được độ mặn đáng kể bạn mới nên dùng đến biện pháp thêm nước vào canh. Bởi thực tế, khi cho thêm nước vào sẽ làm món canh bị loãng và không còn được ngon.

Nguồn: Sưu tầm

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan