Ở ĐỨC CẦN BIẾT: HIỂU CÁCH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO NHÀ BANK

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
13/04/2019 | 11:26
Chuyên mục: Tin nước Đức
0 bình luận
Ở ĐỨC CẦN BIẾT: HIỂU CÁCH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO NHÀ BANK

BBT Viet-bao.de xin giới thiệu bài viết của anh Đào Quang Vinh, Berlin tới quý đọc giả: Người Việt ở Đức, muốn gửi tiền tiết kiệm vào nhà Bank nên chú ý các điểm gì?

- Ở Đức tất cả các ngân hàng hoạt động tại Đức sẽ phải chịu trách nhiệm với tài sản của mỗi khách hàng của mình là ở mức 100000€. Và mức đền bù này sẽ được nhà nước Đức đứng ra bảo đảm. (Dưới sự đại diện, quản lý của BAFIN-Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht, là một tổ chức Công ích hoạt động theo nguyên tắc + - = 0, quản lý cái Fonds-Công hữu dành riêng cho việc "Einlagensicherung" này.) Nếu phần tài sản còn lại của nhà băng bị phá sản không còn đủ để đền, thì nhà nước sẽ đứng ra đền bù cho người tiêu dùng.

- ...Trong điều lệ của tổ chức BAFIN có một mục rõ ràng là: cố vấn, giúp đỡ những nước khác xây dựng những hệ thống tương tự như BAFIN cũng là một nhiệm vụ của họ. Không biết xứ Việt ta có biết mà nhờ họ hay không ?-)

Vậy nói tóm lại thì những vấn đề này đối với người Việt tại Đức là gì?

- Đó là các bạn luôn nên theo nguyên tắc về đầu tư tài chính của người Đức là "không bỏ hết trứng vào một giỏ" (nguyên tắc này còn có nhiều lợi ích thú vị khác mà khi có dịp tôi sẽ phân tích)

- Mỗi nhà băng, mỗi quỹ đầu tư chỉ nên gửi vào đó, đầu tư vào đó đến 100000,-€.

- Tuy các hãng bảo hiểm cũng chịu sự quản lý của BAFIN, nhưng các bạn không phải lo nếu bạn có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với mức tiền là 500000,-€ chẳng hạn. Bởi với bảo hiểm thì cách điều phối của BAFIN lại khác với đối với nhà Bank cũng như các quỹ đầu tư-Investmentbank. Nôm na cách điều phối của BAFIN với các hãng bảo hiểm phá sản là kiểu "bán độ" hay đúng hơn là "bán lúa non";. Họ sẽ điều phối, hỗ trợ nuôi cái bảo hiểm của bạn cho đến khi kết thúc hợp đồng để bạn nhận được những thành quả đúng như trong hợp đồng bạn đã ký.

- Sau khi các chủ nợ được đền từ tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản, rồi mới đến lượt dân thường. Mà giá trị còn lại của những doanh nghiệp sắp phá sản có còn được như bình thường hay không thì ai cũng biết. Xét cho cùng thì nhà nước vô hình chung chấp nhận để cho người tiêu dùng trắng tay trong trường hợp xấu. Bởi nếu không tại sao họ không nêu lên được một giải pháp đền bù nào khả thi hơn, chẳng hạn như phương pháp của CHLB-Đức?

Hy vọng bài viết giúp được gì đó cho các bạn tại CHLB Đức.

Nguồn: Đào Quang Vinh, Berlin

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan