TẾT HÀN THỰC LÀ NGÀY GÌ?

Đăng bởi:
29/03/2017 | 00:13
Chuyên mục: Cuộc sống cộng đồng
0 bình luận
TẾT HÀN THỰC LÀ NGÀY GÌ?

Tết Hàn thực của người Việt chính là ngày 3/ 3 Âm lịch hàng năm. Tết Hàn thực là ngày gì? Nguồn gốc ý nghĩa của Tết Hàn thực như thế nào?

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch hằng năm, người Việt sẽ làm món bánh trôi và bánh chay để cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Tục lệ này không chỉ là nét đẹp văn hóa đặc sắc mà còn là một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt.

Hết Hàn thực là một ngày Tết vào ngày mùng 3/3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày Tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.

vi-sao-co-ngay-tet-han-thuc-1

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên.

Có lẽ đó cũng là một cách tưởng nhớ đến người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc.

Người Việt Nam cũng ăn Tết Hàn thực ngày mồng 3/3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thay thế cho đồ lạnh cúng gia tiên.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, Tại Việt Nam, Tết Hàn Thực cũng diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, nhưng mục đích của ngày lễ này không phải để tưởng nhớ Giới Tử Thôi và cũng không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Tết Hàn Thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền Tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng Tết Hàn Thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta. Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn Thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí Tết dường như trở nên ý nghĩa hơn.

Viet-bao.de tổng hợp từ vtc.vn

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >