THƯ MỜI: DỰ HỘI THẢO & TRÌNH BÀY SÁCH "VÔ HÌNH - CÁC HIỆN THỰC VIỆT ĐỨC"

Đăng bởi:
04/04/2017 | 11:03
Chuyên mục: Thông báo
0 bình luận
THƯ MỜI: DỰ HỘI THẢO & TRÌNH BÀY SÁCH "VÔ HÌNH - CÁC HIỆN THỰC VIỆT ĐỨC"

THƯ MỜI

BTC trân trọng kính mời: Quý Ông/Bà, anh chị tới tham dự buổi lễ hội thảo và trình bày sách : "VôHình - Các hiện thực Việt Đức", do Quỹ Friedrich Ebert phối hợp với DOMiD e.V. và dự án VôHÌNH tổ chức.

Thời gian: 25.04.2017 (Thứ ba) - lúc 13:00-21:00 (bắt đầu từ 13:30 giờ) Địa điểm: Quỹ Friedrich Ebert, Berlin - Hiroshimastr. 17, 10785 Berlin (Hội trường tại Nhà 1)

ĐĂNG KÝ THAM GIA đến ngày 20.4.2017 Chương trình và cách thức đăng ký miễn phí: http://www.fes.de/de/veranstal tung/veranstaltung/detail/2098 36/

***Lịch sử về các thuyền nhân Việt Nam, mà phần lớn là vượt biên khỏi miền nam Việt Nam tới CHLB Đức vào cuối những năm 1970, cũng như lịch sử của những người "công nhân hiệp định", hầu hết từ miền bắc Việt Nam sang làm viêc tại Đông Đức cũ kể từ 1980, đang còn rất ít được biết đến.

Thời gian qua người Việt được công luận Đức nhìn nhận là "những người nhập cư mẫu mực", được đánh giá là "chăm chỉ", "thành công" và "hội nhập tốt". Mặc dù hay chính vì hình ảnh tốt đẹp của mình mà số phận rất đa dạng của họ vẫn còn bị lu mờ.

Hội thảo này sẽ giới thiệu một quyển sách với mục tiêu làm rõ hơn về lịch sử của cộng đồng này. Đây là dự án mang tính tổng hợp đầu tiên, không chỉ tập trung vào các khía cạnh khác nhau về lịch sử di dân và các hiện thực của người Việt, mà cũng đề cập đến sự đa dạng, kể cả ở thế hệ thứ hai và thứ ba, trong cộng đồng người Việt.

Cuộc tranh luận về lịch sử di dân của người Việt cũng mở ra cái nhìn sâu xa về trạng thái tâm lý người Đức. Nó là một phần của lịch sử nước Đức chia cắt và thống nhất. Trong bối cảnh hàng triệu người nhập cư và tỵ nạn vào nước Đức và châu Âu trong thời gian vừa qua, và kèm theo đó là các cuộc tranh luận về „Văn hoá chào mừng“ hay về „Con thuyền đã đầy“, có thể nhận thấy một loạt những điểm tương đồng với các diễn ngôn về chủ đề di dân của người Việt.

Cuốn sách do Trung tâm tư liệu và Bảo tàng Di dân ở Đức e.V. và Quỹ Friedrich Ebert đồng chủ biên. Gợi ý cho cuốn sách này đến từ dự án VôHÌNH được hình thành trong cộng đồng Việt-Đức.

GÜNTHER SCHULTZE, Trưởng phòng Đối thoại Di dân và Hội nhập của FES ARND KOLB, Giám đốc điều hành DOMiD e.V. THANH LONG, Dự án “VôHÌNH”

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >