Tiếng lòng trong bài thơ "Sao anh hờ hững" của tác giả Quỳnh Nga - Bùi Nguyệt (Chemnitz)

Đăng bởi:
18/11/2014 | 23:05
Chuyên mục: Văn thơ
0 bình luận
Tiếng lòng trong bài thơ "Sao anh hờ hững" của tác giả Quỳnh Nga - Bùi Nguyệt (Chemnitz)

SAO ANH HỜ HỮNG - Thơ Quỳnh Nga Mắt buồn nhìn về cuối dòng sông Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?" Cứ mong, cứ đợi, cứ chờ trông? Mà anh hờ hững chẳng mủi lòng Ước gì em không mong anh nữa Để đỡ đau lòng... mỏi mắt trông. Hỏi lòng lần nữa - Giữa mênh mông Còn nhớ tình ta những đêm nồng Hoa em nở mãi - Hương chờ đón. Phương xa, từng đêm... em vẫn mong. nnnn ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN - nhà thơ tại CHLB Đức Bùi Nguyệt Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên sông, trong tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ bạn tình: "Mắt buồn nhìn về cuối dòng sông Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng..." Sông thì cuối dòng, ngày thì cuối ngày, giọt nắng cũng cuối cùng. Điệp từ “Cuối” nằm trong các hình ảnh ở đây gợi cho ta sự liên tưởng và đồng cảm cùng tác giả. Tác giả nhìn về cuối dòng sông hay chính là đang nghĩ về cuối dòng đời? Và giọt nắng cuối cùng kia phải chăng cũng là tia hy vọng cuối cùng về một người ở chân trời xa xôi tít tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp "Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?" Cảnh và tình trong khổ thơ cùng chung một gam buồn. Em buồn cũng đúng thôi, vì em đã nhớ nhiều mong mãi, và sự nhớ thương, chờ đợi ấy không kìm nổi hai dòng lệ ứa chẳng biết là “Anh còn nhớ em không”? Một câu hỏi tu từ đặt đúng chỗ làm cho sự mong chờ khắc khoải đươc dâng lên theo dòng cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ: "Cứ mong, cứ đợi, cứ chờ trông? Mà anh hờ hững chẳng mủi lòng..." Điệp từ “cứ”đi kèm với các từ đồng nghĩa khác âm: “mong - đợi - chờ - trông“ thể hiện khá rõ sư chờ mong triền miên, dai dẳng, mỏi mòn. Chứng tỏ em đã rất sâu tình, nặng nghĩa với anh, vậy mà anh thì “ Hờ hững chẳng mủi lòng”. Hai hình ảnh tương phản nằm trong một câu thơ, gây ấn tượng khá mạnh cho người đọc. Em thì yêu anh say đắm, hết mình còn anh thì phụ tình, vô cảm. Xúc động nhất là khi đọc câu: "Ước gì em không mong anh nữa Để đỡ đau lòng... mỏi mắt trông..." Một điều "ước" khá lạ lùng đã xoáy vào tâm can bạn đọc. Thông thường người ta chỉ ước những gì to tát, lớn lao còn em (nhân vật trữ tình trong bài thơ) chỉ ước “Em không mong anh nữa”. Thế mới biết: khi người ta đã sâu tình nặng nghĩa với nhau thì khó phai mờ lắm. Anh ơi! Em muốn quên anh mà quên không được. Đây là cách thể hiên tình yêu khá độc đáo và rất chân thực của tác giả. Tôi nhớ lại câu thơ của một nhà thơ mà tôi không nhớ tên "Trước kia thì tập nhớ Bây giờ thì tập quên" Chính vì vậy mà nỗi nhớ, niềm mong cứ canh cánh trong lòng. "Hỏi lòng lần nữa - Giữa mênh mông Còn nhớ tình ta những đêm nồng" Lại một câu hỏi tu từ nữa gửi vào hư không, vô vọng, giữa mênh mông dòng đời. Những kỷ niệm nồng say êm ấm cứ hiện về. Càng hiện về càng khao khát, càng khao khát thì càng thiết tha mong đợi. "Hoa em nở mãi - Hương chờ đón Phương xa, từng đêm.. em vẫn mong..." "Hoa em nở mãi " là hình ảnh ẩn dụ hương sắc người phụ nữ vẫn mãi xinh tươi trong tâm hồn đầy sức xuân, quyến rũ, ngập tràn, mãnh liệt. Nếu "Hoa em nở mãi" là sắc, thì "Hương chờ đón" là tình, là hương thơm của tình yêu, tình em vẫn dành cho anh mãi mãi. Câu thơ lãng mạn có sức gợi cảm mạnh đã truyền tải được niềm khát khao rực cháy của tác giả đến với bạn đọc, cũng như Hồng Tấn Anh đã viết: "Một lần hoa nở đêm nay Là dâng hiến trọn hương này cho anh..." Vì thế mà "Phương xa, từng đêm.. em vẫn mong" Câu thơ cuối cùng- tác giả sử dụng hầu hết là thanh bằng chỉ duy nhất một thanh trắc, khi đọc lên nghe như tiếng thở dài não nuột, tan loãng vào đêm vắng nhưng đọng lại trong ta hình ảnh người phụ nữ khắc khoải trong những đêm dài trằn trọc mong đợi anh về. Bài thơ "Sao anh hờ hững" đâu chỉ là tiếng lòng của tác giả, mà có lẽ cũng là tâm cảnh chung của những mối tình dang dở, khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bài thơ kết cấu và bố cục chặt chẽ. Tứ thơ được phát triển theo trình tự tuyến tính rất hợp lý, mang đậm tính nhân văn lại có tầm khái quát rộng. nnnnnn Bài: Bùi Nguyệt Ảnh: Trần Sâm, Minh Hải - Chemnitz, CHLB Đức
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >