TIN DỊCH CORONA THẾ GIỚI 6.9: CHƯA CÓ DẤU HIỆU TẠM LẮNG TẠI ĐÔNG NAM Á

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
06/09/2021 | 21:14
Chuyên mục: Tin thế giới
0 bình luận
TIN DỊCH CORONA THẾ GIỚI 6.9: CHƯA CÓ DẤU HIỆU TẠM LẮNG TẠI ĐÔNG NAM Á

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/9 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 221,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,58 triệu ca tử vong. Số ca hồi phục là trên 198 triệu ca.

Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến thể Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tại nước này đang ngày một tăng.

Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với trên 40,8 triệu ca mắc, trong đó trên 666.000 ca tử vong. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng nghìn trường học ở Mỹ đã phải đóng cửa trở lại khi vừa bắt đầu năm học mới. Công ty dịch vụ dữ liệu Burbio cho biết ít nhất 1.000 trường học tại 35 bang ở Mỹ đã đóng cửa khi chỉ vừa bắt đầu mở cửa dạy học trực tiếp. 

Dịch bệnh cũng chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đông Nam Á. Ngày 6/9, Philippines ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất từ trước đến nay, với 22.415 ca, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca. Vùng đô thị Manila và các khu vực phụ cận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chủ yếu do sự lây lan biến thể Delta. Hiện 95% số tỉnh, thành ở Philippines đang được đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3 và 4, trong khi hệ thống y tế tại hơn 50% khu vực có rủi ro cao.     

Cùng ngày, Campuchia có 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước. Cho đến nay, Campuchia có tổng cộng 95.828 ca mắc COVID-19, trong đó 91.131 người đã khỏi bệnh và 1.970 người tử vong. 

Tại Thái Lan, số ca mắc mới trong ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca, cụ thể là 13.988 ca, sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Tuy nhiên, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân lơ là cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và số ca mắc mới ngày càng giảm.

Trong khi đó, giới chuyên gia y tế Malaysia ngày 6/9 cũng cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên Mu vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19. Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.

Giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ Awang Bulgiba Awang Mahmud của Đại học Malaya cho biết, mặc dù biến thể Mu có thể không phải là Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC), song biến thể này vẫn có thể tàn phá cơ thể bằng cách dễ lây nhiễm hơn hoặc độc hại hơn. Chỉ một trong hai điều này đã có thể khiến biến thể Mu được phân loại là Biến thể đáng lo ngại (VOC). Nếu biến thể dễ lây lan nhanh hơn sẽ làm số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng đến mức làm tê liệt hệ thống y tế, dẫn đến các dịch vụ y tế giảm sút dưới mức tiêu chuẩn và do đó, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng lên. Nếu biến thể độc hại hơn sẽ khiến mức độ mắc bệnh trầm trọng hơn, gây tử vong nhiều hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in ngày 6/9 cho biết khả năng nước này sẽ có sự điều chỉnh lớn trong chiến lược chống dịch COVID-19 căn cứ vào tiến độ tiêm chủng vaccine hiện nay. Ông nhấn mạnh với tỷ lệ tiêm vaccine tiếp tục tăng và nếu tình hình dịch bớt căng thẳng, Hàn Quốc sẽ có thể xem xét chuyển sang hệ thống kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh mới phù hợp với cuộc sống của người dân. Cũng trong ngày 6/9, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo phương án giãn cách xã hội điều chỉnh, trong đó nới lỏng một số quy định về thời gian kinh doanh nhà hàng, quán cà phê.

Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến thể Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tại nước này đang ngày một tăng.

Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với trên 40,8 triệu ca mắc, trong đó trên 666.000 ca tử vong. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng nghìn trường học ở Mỹ đã phải đóng cửa trở lại khi vừa bắt đầu năm học mới. Công ty dịch vụ dữ liệu Burbio cho biết ít nhất 1.000 trường học tại 35 bang ở Mỹ đã đóng cửa khi chỉ vừa bắt đầu mở cửa dạy học trực tiếp. 

Dịch bệnh cũng chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đông Nam Á. Ngày 6/9, Philippines ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất từ trước đến nay, với 22.415 ca, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca. Vùng đô thị Manila và các khu vực phụ cận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chủ yếu do sự lây lan biến thể Delta. Hiện 95% số tỉnh, thành ở Philippines đang được đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3 và 4, trong khi hệ thống y tế tại hơn 50% khu vực có rủi ro cao.     

Cùng ngày, Campuchia có 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước. Cho đến nay, Campuchia có tổng cộng 95.828 ca mắc COVID-19, trong đó 91.131 người đã khỏi bệnh và 1.970 người tử vong. 

Tại Thái Lan, số ca mắc mới trong ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca, cụ thể là 13.988 ca, sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Tuy nhiên, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân lơ là cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và số ca mắc mới ngày càng giảm.

Trong khi đó, giới chuyên gia y tế Malaysia ngày 6/9 cũng cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên Mu vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19. Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.

Giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ Awang Bulgiba Awang Mahmud của Đại học Malaya cho biết, mặc dù biến thể Mu có thể không phải là Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC), song biến thể này vẫn có thể tàn phá cơ thể bằng cách dễ lây nhiễm hơn hoặc độc hại hơn. Chỉ một trong hai điều này đã có thể khiến biến thể Mu được phân loại là Biến thể đáng lo ngại (VOC). Nếu biến thể dễ lây lan nhanh hơn sẽ làm số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng đến mức làm tê liệt hệ thống y tế, dẫn đến các dịch vụ y tế giảm sút dưới mức tiêu chuẩn và do đó, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng lên. Nếu biến thể độc hại hơn sẽ khiến mức độ mắc bệnh trầm trọng hơn, gây tử vong nhiều hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in ngày 6/9 cho biết khả năng nước này sẽ có sự điều chỉnh lớn trong chiến lược chống dịch COVID-19 căn cứ vào tiến độ tiêm chủng vaccine hiện nay. Ông nhấn mạnh với tỷ lệ tiêm vaccine tiếp tục tăng và nếu tình hình dịch bớt căng thẳng, Hàn Quốc sẽ có thể xem xét chuyển sang hệ thống kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh mới phù hợp với cuộc sống của người dân. Cũng trong ngày 6/9, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo phương án giãn cách xã hội điều chỉnh, trong đó nới lỏng một số quy định về thời gian kinh doanh nhà hàng, quán cà phê.

Còn tại Australia, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở bang Victoria với số ca mắc mới COVID-19 trong ngày chạm mốc cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với 246 ca. Tuy nhiên, tổng số ca mắc COVID-19 tại Australia được đánh giá là tương đối thấp, với khoảng 63.000 ca mắc, trong đó có 1.044 người không qua khỏi.

Giới chuyên gia cho rằng một phần là do Australia thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 3, trong đó có phong tỏa 2 thành phố lớn nhất của nước này là Sydney và Melbourne, cùng thủ đô Canberra, theo đó gần 13 triệu người - khoảng 50% dân số - phải ở nhà. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng đang nỗ lực đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Chính phủ cam kết sẽ cho phép người dân đi lại tự do hơn khi có từ 70 - 80% số người trên 16 tuổi được tiêm phòng. Hiện mới chỉ có trên 38% số người trưởng thành ở Australia được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Australia dự kiến con số này sẽ đạt mức 70% vào đầu tháng 11 tới.

Nguồn: Phan An (TTXVN)

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >