TRUYỀN THUYẾT VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT - Bài: Dinh Dung, Berlin

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
03/01/2018 | 22:40
Chuyên mục: Văn thơ
0 bình luận
TRUYỀN THUYẾT VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT - Bài: Dinh Dung, Berlin

Từ thủa xa xưa người Việt cổ quan niệm bề mặt hành tinh mà chúng ta đang sống là một hình vuông. Chiếc bánh chưng quen thuộc với chúng ta ngày nay chính là hình mẫu trái đất của người Việt cổ.

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng thứ sáu vào khoảng năm 1700 trước công nguyên tức là cách thế hệ chúng ta đang sống khoảng 3700 năm. Vua Hùng có tổ chức một cuộc thi vào đầu mùa xuân để tìm chọn thái tử, Lang Liêu hoàng tử thứ 18 với chiếc bánh chưng xanh, tượng trưng cho Đất trong vũ trụ đã giành được chiến thắng. Sau cuộc thi, vua Hùng ban chiếu: "Mỗi năm khi tết đến xuân sang, mọi người đều nấu bánh chưng làm lễ vật cúng tổ tiên, trời đất".

Phật tử Quảng Huệ Châu, nhà báo Quỳnh Nga gói bánh chưng chay công đức tại Chùa Phổ Đà Berlin

Làm theo lời dạy của vua Hùng, cha truyền con nối và chiếc bánh chưng đã được lưu truyền cho đến ngày nay.

Bước ra khỏi tính huyền thoại của truyền thuyết, nhìn xuyên suốt cả bề dày của lịch sử, chúng ta thấy bánh chưng là một trong những sản phẩm ẩm thực độc đáo và sáng giá nhất trong nền văn minh lúa nước của người Việt cổ. Trải qua bao nhiêu triều đại, bao nhiêu những biến cố thăng trầm của lịch sử, chiếc bánh chưng mà chúng ta đang có hôm nay vẫn giữ nguyên hình dáng, thành phần như trong truyền thuyết. Đó là một điều kì diệu.

Và ở nơi đây, mùa xuân đang đến với Berlin, mùa xuân cũng đang đến với mọi người.

Làm theo lời di chiếu của vua Hùng: "Mỗi năm khi tết đến xuân sang, mọi người lại nấu bánh chưng làm lễ vật cúng tổ tiên, trời đất". Thế hệ này truyền thế hệ sau, cứ nối tiếp theo dòng đời bất tận.

Một dân tộc có một nền văn hóa trường tồn, dân tộc đó phải trường tồn với một sức sống mãnh liệt.

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...