UNG THƯ – KỲ 2: CÁC CHỈ SỐ CẦN KIỂM TRA VÀ NHỮNG LƯU Ý

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
17/04/2019 | 22:48
Chuyên mục: Sức khỏe
0 bình luận
UNG THƯ – KỲ 2: CÁC CHỈ SỐ CẦN KIỂM TRA VÀ NHỮNG LƯU Ý

UNG THƯ (CANCER) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm). Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh, có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

Vậy những chỉ số hay xét nghiệm nào cần thực hiện để có thể phát hiện ung thư?

CÁC CHỈ SỐ CẦN KIỂM TRA ĐỂ XÁC ĐỊNH UNG THƯ:

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn biến của bệnh trong quá trình điều trị.

Chỉ số gốc tự do (GTD): Theo các nhà nghiên cứu, GTD hủy hoại tế bào theo tiến trình sau: Trước hết, GTD oxi hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí. Tiếp đó, GTD tấn công các ti thể, khiến tế bào không thể sản sinh được năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxi hóa, GTD tấn công vào DNA ở nhân tế bào, làm thay đổi cấu trúc DNA, dẫn đến đột biến tế bào – Đây chính là bước khởi đầu của tiến trình ung thư.

Alpha fetoprotein (AFP): Phát hiện u tế bào mầm, ung thư biểu mô tế bào gan, nhất là viêm gan siêu vi B và C hoặc người có khối u gan chưa biết rõ lành hay ác.

Kháng nguyên CEA: Phát hiện ung thư đại trực tràng, ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, bàng quang, thận, tuyến giáp, đầu và cổ, cổ tử cung, buồng trứng, gan, u lympho, u ác tính.

CA15-3 và CA27-29: Phát hiện ung thư vú.

CA19-9: Chủ yếu là phát hiện ung thư tuyến tụy, nhưng cũng có thể giúp phát hiện ung thư đại trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác.

CA-125: Thường là phát hiện ung thư buồng trứng, nhưng cũng có thể tăng lên trong trường hợp ung thư nội mạc tử cung, ung thư ống dẫn trứng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa.

Kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA): Phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên không nên xét nghiệm PSA cho tất cả đàn ông với mục đích tầm soát vì chỉ có khoảng 20-30% bệnh nhân có PSA cao là có ung thư thật sự, số còn lại PSA cao do các bệnh khác lành tính như viêm, tăng sinh...

Ngoài các chỉ số trên thì còn khoảng hơn 25 loại dấu ấn khác, tuy nhiên không phải loại dấu ấn nào cũng được sử dụng trong việc chẩn đoán ung thư, chỉ có 3 dấu ấn tạm được dùng để giúp phát hiện sớm ung thư là PSA, AFP và CA-125 (mặc dù việc này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi).

Tuy nhiên, cũng như với các xét nghiệm chẩn đoán khác, xét nghiệm miễn dịch tìm dấu ấn ung thư có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dẫn đến kết quả không chính xác.

  • Kết quả xét nghiệm âm tính giả: Nghĩa là những người bị ung thư, ung thư tái phát hay tiến triển nhưng xét nghiệm các dấu ấn này không tăng.
  • Kết quả xét nghiệm dương tính giả: Tức là người không bị ung thư, nhưng các chỉ số này lại tăng. Ví dụ PSA là dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể tăng cao ở người bị viêm tuyến tiền liệt hoặc tăng sinh lành tính của tuyến tiền liệt. Hoặc AFP cũng có ở những bệnh nhân bị viêm gan chứ chưa bị ung thư...

Vì vậy, xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư không thể dùng đơn độc để chẩn đoán, xác định bệnh mà phải phối hợp với các chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết.

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang, chụp CT,... có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể, hình ảnh khối u, kích thước khối u và vị trí di căn.

Thăm dò chức năng: Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng,... cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện bất thường nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời. Nội soi đóng một vai trò to lớn trong chẩn đoán các ung thư: đầu, mặt, cổ; ung thư đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, đại trực tràng và ung thư phổi – phế quản.

Chẩn đoán y học hạt nhân: Phương pháp này bao gồm: ghi hình phóng xạ, chụp xạ hình, phương pháp chụp xạ hình cắt lớp điện toán nhằm chẩn đoán ung thư, xác định giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm sinh hóa (PAP, HPV: phát hiện bất thường ở cổ tử cung), xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân...

Sinh thiết: Sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư. Sinh thiết là một thủ tục trong đó các bác sĩ loại bỏ một mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư.

KHI NÀO CẦN LÀM CÁC XÉT NGHIỆM TÌM DẤU ẤN UNG THƯ?

Các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư khá hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị. Xét nghiệm cũng giúp đánh giá được hiệu quả của việc điều trị ung thư, đây là ứng dụng quan trọng nhất của các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn trễ.

Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư nên làm trong những trường hợp sau:

  • Ở những người mà người thân ruột thịt bị loại ung thư có tính di truyền.
  • Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư như hút thuốc lá nhiều và lâu năm...
  • Những người mắc viêm gan siêu vi B hoặc C có nguy cơ cao bị ung thư gan, nên xét nghiệm định kỳ định lượng AFP phối hợp với xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm, chụp CT gan.
  • Người có xét nghiệm khác hoặc triệu chứng lâm sàng nghi ung thư.
  • Những người đã mắc bệnh ung thư - đang điều trị hoặc đã điều trị khỏi thì trong quá trình theo dõi bệnh cũng cần xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư tương ứng với loại ung thư người đó đã mắc. Ví dụ bệnh nhân ung thư vú đã được điều trị, đang theo dõi, nếu kết quả xét nghiệm dấu ấn ung thư CA 15-3 tăng cao có nghĩa là bệnh đang diễn tiến nặng hoặc tái phát.

Như vậy, đối với bệnh nhân đã bị ung thư hoặc nghi ngờ mắc một loại ung thư nào đó thì chỉ cần xét nghiệm loại dấu ấn ung thư tương ứng. Điều quan trọng nhất là khi đã xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư rồi, chính bác sĩ đề nghị làm xét nghiệm đó hoặc bác sĩ điều trị trực tiếp của người bệnh sẽ phải phối hợp kết quả này với khám lâm sàng và kết quả của những xét nghiệm khác để có chẩn đoán và xử lý thích hợp. Lưu ý là cho đến nay người ta chưa tìm được dấu ấn ung thư đặc hiệu để có thể làm xét nghiệm máu truy tầm, như ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư hệ thần kinh, ung thư xương...

GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TY NAVITA GIÚP HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

NAVITA đã nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm: FLAVITA LIFEMAX sản phẩm cao cấp; ArfeMax; Flavita 88 Cyto; Flavita 8 Cyto: tất cả các sản phẩm này đều hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư. Có tác dụng trung hòa gốc tự do, phòng bệnh ung thư; Hỗ trợ điều trị ung thư, kể cả giai đoạn cuối: ức chế tế bào ung thư theo 3 cơ chế: ức chế nhân bào, ức chế hình thành mạch máu và kích hoạt cơ chế tự sát của tế bào ung thư. Sản phẩm tốt cho ung thư: Phổi, gan, vú, đại tràng, dạ dày, tuyến tuyền liệt, thận, máu, vòm họng, tuyến giáp, tuyến tụy, xương, cổ tử cung; Giúp giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị: chống sụt cân, nôn mửa, rụng tóc…; Các sản phẩm được cấp phép lưu hành trên toàn Châu Âu và Việt Nam.

Mọi chi tiết mời liên hệ với Công ty hoặc các Đại lý của Công ty:

Hotline: +3630 94 74 188 (giờ hành chính)
Trụ sở chính: 62 Rozsa street, Budapest 1064, Hungary
Website: https://www.navita.life/
Shop online: https://shop.navita.life/
Fanpage: https://www.facebook.com/navita.life/

Nguồn: Ban biên tập NAVITA

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan