Vì tương lai con em chúng ta - Phạm Trần Thịnh, AWO Brandenburg

Đăng bởi:
28/03/2015 | 02:41
Chuyên mục: Thế hệ trẻ
0 bình luận
Vì tương lai con em chúng ta - Phạm Trần Thịnh, AWO Brandenburg

Người Việt nam chúng ta đến nước Đức và ở lại làm ăn sinh sống trên nước Đức bằng nhiều con đường, dưới nhiều hình thức... Nhưng có một điểm giống nhau là đại bộ phận người Việt biết tiếng Đức ở trỉnh độ thấp. Chỉ có số ít người Việt đã qua đào tạo là có trình độ tiếng Đức tốt, so với các gia đình người Đức, bố mẹ có thể giúp đỡ con cái làm bài tập về nhà, còn với các gia đình người Việt đa số bố mẹ ở tình trạng "bó tay chấm com". Thậm chí nhiều gia đình còn không dám dạy vài từ tiếng Đức đơn giản cho các con vì sợ mình phát âm sai sẽ làm cho hỏng cách phát âm của con. Vì vậy việc học tập của các cháu gần như trong tình trạng "thả nổi" cho nhà trường và các cháu. Nếú so sánh giữa học sinh Việt và Đức các cháu người Việt đang hứng chịu sự thiệt thòi do sự hạn chế về ngôn ngữ của bố mẹ. Theo báo cáo của Hội dồng giáo dục Đức hiện có khoảng 30% học sinh có nguồn gốc từ người nhập cư mắc phải hội chứng rối loạn về ngôn ngữ (người Đức gọi dưới cái tên rất nặng là "Sprachbehindert", tàn tật về ngôn ngữ hoặc dưới cái tên nhẹ hơn "Menschen mit Lernschwierigkeiten"- những người gặp khó khăn trong học tập. Người Việt chúng ta cũng không nằm ngoại lệ trong bối cảnh này. Biểu hiện của hội chứng rối loạn về ngôn ngữ có nhiều cung bậc khác nhau với hàng ngìn những khuôn mặt khác nhau… Nhưng thông thường sự khiếm khuyết về ngôn ngữ hiện nay  thường biểu hiện thành những chứng bệnh như trầm cảm, hội chứng thiếu tập trung tư tưởng (ADHS), chán học, lười học, bỏ học, học tiếng Đức kém, chậm nói, nói ngọng, nói lắp… Trước thực trạng yếu kém về ngôn ngữ của người nhập cư như vậy về phía Đức: từ các thầy cô giáo trong nhà trẻ đến các trường phổ thông, các nhà tâm lý, sư phạm dến các bác sĩ trẻ em và nhiều tổ chức xã hội khác đều rất quan tâm chú ý gíúp đỡ các cháu khắc phục sự hạn chế này. Nhưng dường như sự giúp đỡ này như "muốí bỏ biển" căn bệnh yếu kém về ngôn ngữ của người nhập cư mà phía Đức hiện nay chính thức gọi là "Menschen mit Lernschwierigkeiten" - những người gặp khó khăn trong học tập ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn về chiều sâu. Nghĩa là ngày càng nhiều các cháu học sinh học kém tiếng Đức và mức độ thì ngày càng thậm tệ. Ví dụ ngày xưa viết 1 bài chính tả khoảng 30 từ, các cháu chỉ sai vài từ còn ngày nay thì sai từ hàng chục từ trở lên, cá biệt sai đến cả 25 từ. Điều cấp bách này kêu gọi sự chung tay gíúp sức của bố mẹ với mục tiêu "vì tương lai con em chúng ta". Vậy bố mẹ gíúp đỡ các cháu như thế nào? Sau đây là một sô biện pháp gíúp đỡ cụ thể có thể áp dụng ngay: - Khi bố mẹ phát hiện trẻ có triệu chứng rối loạn ngôn ngữ như đã nêu ở trên nên tìm cách nói chuyện với thầy cô giáo đang dạy các cháu đòi hỏi quyền được gíúp đỡ về mặt sư phạm. - Tìm cách nói chuyện với các con đông viên các con khắc phục, tuyệt đối không được nổi nóng mắng mỏ (hoặc cậy quyền làm cha mẹ đánh đập các cháu), làm các cháu bị tổn thương và căn bệnh rối loạn ngôn ngữ không giảm đi mà ngược lại ngày càng nặng hơn. Ví dụ cha mẹ nghe nói con học kém ở trường về nhà la mắng hoặc tìm các biện pháp trừng phạt các cháu... Khôn ngoan hơn hãy "năn nỉ" các cháu học tập vì tương lai của chính các cháu, quan tâm chăm sóc nhiều hơn, động viên nhiều hơn... - Tạo điều kiện cho con 1 góc học tập riêng yên tĩnh, đủ ánh sáng. Thỏa thuận với con 1 giờ học cố định không quá 90 phút. Trước khi học nên mở cửa sổ vì ô xy rất quan trọng để có thể tập trung tư tưởng. Một căn phòng sưởi ấm quá, nóng quá gây đến buổn ngủ. - Khi cháu ngồi học, không ngồi bên cạnh, vặn hỏi cái này cái kia hoặ quấy rấy, hãy để con phải tự lập, tự chiụ trách nhiệm về bài tập về nhà mà mình đang làm. Sau khi học bài xong thưởng cho con vài lời động viên khen ngợi và chuẩn bị 1 bữa ăn ngon làm cho tinh thần sảng khoái. - Từ chối không chấp nhận dù chỉ 1 lần vui chơi giải lao "xả láng", cộng với 1 ít tiền tiêu vặt... Đó  là 1 sự nguy hiểm vì các cháu còn chưa đủ bản lĩnh chín mùi để giữ cho không vượt qua các giới hạn cho phép có thể kiểm soát được - Khi năm học mới bắt đầu nhà trường thường bán sách, đặc biệt là sách học tiếng Đức hiện nay đều có kèm theo đĩa CD đọc các bài chính của năm học đó để luyện tập. Hoặc trên thị trường đang bán nhiều đĩa CD đọc các câu chuyện cổ tích. Cha mẹ nên mua cho các cháu, đề nghị các cháu nghe rồi kể lại tóm tắt bằng miệng sau đó tự viết lại tóm tắt theo cách hiểu cuả mình bằng tiếng Đức có gợi ý như nhân vật chính là ai, cái gì đã xảy ra, kết qủa ra sao, cảm nghĩ của cháu ra sao... Chú ý phương pháp sư phạm Đức chú trọng việc tự học, có sáng tạo, có ý kiến bản thân trước mỗi sự việc, để các cháu tự quyết định tự chiụ trách nhiệm... - Khi các cháu đi học ở trường về, hoặc khi đưa các cháu đi chơi hoặc đi thăm nhà ai... bố mẹ nên chủ động gợi ý để các cháu kể lại phát triển ngôn ngữ cho con... - Nên đưa các cháu đến các lớp hoc tiếng Việt bắt đầu từ lớp 3 trở lên để các cháu vừa học tiếng Việt, vừa có chỗ giao lưu bạn bè lành mạnh, cởi mở tâm tỉnh vớí các bạn cùng trang lứa, vưà học về văn hóa Việt Nam hướng về cội nguồn dân tộc... như 1 hình thức vưà học vưà chơi có tác dụng rất tốt để phát triển ngôn ngữ cho các cháu... Trên đây là một vài ý  kiến về vấn đề giúp đỡ con em chúng ta học tập. Mong  các bậc cha mẹ hãy đồng hành cùng chúng tôi những người làm công tác sư phạm nhân đạo hướng tới vì tương lai của con em chúng ta. (Ảnh bìa: các cháu học sinh, sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức nhận giấy khen đạt thành tích trong học tập và thể thao ở Ratehnow nhân dịp đón Xuân Ất Mùi 2015)
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >