BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
18/07/2019 | 23:27
Chuyên mục: Kết nối kinh tế
0 bình luận
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ mất khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao so với người bình thường.

1. PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Hiện nay có 3 loại bệnh tiểu đường phổ biến là: Tiểu đường type 1 chiếm 5-10% tổng số bệnh nhân tiểu đường; Tiểu đường type 2 chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân tiểu đường; và Tiểu đường thai kỳ được phát hiện hoặc khởi phát lần đầu khi mang thai, chiếm 3-5% số thai nghén.
 
Tiểu đường type 1 (Tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ): Có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi, do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải tiêm insulin mỗi ngày.
 
Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau (nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Ngoài ra, việc tiếp xúc hay nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tụy tiết insulin.
 
Tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành): Trong tiểu đường type 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp, sau khi ăn tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân tiểu đường type 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin (đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin sản xuất ra được tế bào nhận diện. Tóm lại, vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tụy cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường type 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường type 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường type 2.
 
Tiểu đường thai kỳ: Là do sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh, tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này. Đặc biệt là những người cần insulin trong suốt thai kỳ. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sinh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không. Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormone tăng trưởng (bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing.
 
Theo thống kê của tổ chức WHO trên thế giới thì 90-95% bệnh tiểu đường là tiểu đường loại 2.  Dữ liệu kiểm tra của Hệ thống Y tế Quốc gia Vương quốc Anh cho thấy thêm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra: so với phần chung dân số, người bị bệnh tiểu đường có khả năng nhập viện cao hơn 64,9% kèm theo các bệnh về tim mạch, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 48,0% (MI), có khả năng cắt cụt dưới mắt cá chân tới 331%, nhiều khả năng bị cắt cụt mắt cá trên 210%, dễ bị đột quỵ hơn 24,9% và có khả năng cần điều trị thay thận nhiều hơn 139 %. Ở Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt các chi dưới, gây mù và suy thận. 
 
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
 
Do rối loạn trao đổi glucose: Glucose là chất cần thiết của cơ thể, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt là não bộ. Glucose có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp biếng ăn, lượng glucose trong máu quá thấp, gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
 
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
 
Do quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh: Tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ ở độ tuổi từ 35 – 45, giai đoạn này các hormone trong cơ thể thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt là hormone estrogen, progesterone và testosterone. Những loại hormone này sản xuất tại buồng trứng của phụ nữ. Ở giai đoạn tiền mãn kinh những hormone này giảm đột ngột, gây mất cân bằng chuyển hóa đường trong cơ thể, dẫn đến khó chuyển hóa đường nhờ insulin, làm cho lượng đường trong máu cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
 
Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ ở độ tuổi từ 48 đến 55, giai đoạn này cơ thể phụ nữ bắt đầu thích ứng với việc thiếu hormone estrogen, lượng đượng trong máu cao, tuy nhiên lại khá ổn định.
 
3. CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
 
Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường bao gồm:
 
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều
- Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
 
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:
 
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Mờ mắt
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
- Khô miệng
- Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
- Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
 
 
GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TY NAVITA GIÚP PHỤC HỒI TUYẾN TUỴ
 
Công ty NAVITA đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm STEMAX SL - Tăng sinh Tế bào gốc dành cho người bị tiểu đường, giúp phục hồi tế bào beta của tuyến tụy, hỗ trợ sản xuất insulin để hạ lượng đường trong máu ngoài ra còn giúp chống lại sự nhờn hóa insulin ở tế bào. Khi kết hợp với Đông trùng hạ thảo Tây tạng liều cao - CorsyMAX 10x  có D-manitol giúp ổn định đường huyết khi STEMAX SL chưa giúp phục hồi được tuyến tụy. Lưu ý, bệnh nhân vẫn dùng thuốc hạ đường của bác sĩ trong ít nhất 03 tháng đầu, đo lượng đường thường xuyên để kiểm tra tình trạng phục hồi của tuyến tụy.
 
Bộ sản phẩm  STEMAX SL - Tăng sinh Tế bào gốc cho người bị tiểu đường và CorsyMAX 10x – Đông trùng hạ thảo Tây tạng liều cao, được sản xuất 100% từ thảo dược tại Hungary, đặc biệt an toàn, được cấp phép lưu hành trên toàn Châu Âu và Việt Nam.
 
Mọi chi tiết mời liên hệ với NAVITA hoặc các Đại lý của NAVITA:
 
Hotline: +3630 94 74 188 (giờ hành chính)
Trụ sở chính: 62 Rozsa Street, Budapest 1064, Hungary
Website: https://www.navita.life/
Shop online: https://shop.navita.life/
Fanpage: https://www.facebook.com/navita.life/
 
Nguồn: Ban biên tập NAVITA
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan