BỊ GỌI ´ÔNG TRÙM ĐỒNG BÓNG´, XÂY ĐỀN THỜ ĐỂ ĐÁNH BÓNG TÊN TUỔI, HOÀI LINH BỨC XÚC

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
10/10/2017 | 12:32
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
BỊ GỌI ´ÔNG TRÙM ĐỒNG BÓNG´, XÂY ĐỀN THỜ ĐỂ ĐÁNH BÓNG TÊN TUỔI, HOÀI LINH BỨC XÚC

Sáng 10/10, NSƯT Hoài Linh bày tỏ sự bức xúc trên trang cá nhân trước bài bình luận với nội dung “loạn nhà thờ tổ” sau đợt cúng Tổ nghề vừa qua.

Tác giả của bài bình luận cho rằng, có hai thứ gây "loạn": Việc hàng nghìn người đến xin "lộc" ở nhà thờ tổ của Hoài Linh, và các nghệ sĩ Việt "ngày càng đồng bóng", mạnh ai nấy xây nhà thờ. (Bắc có Vượng Râu, Nam có Hoài Linh). Không chỉ vậy, tác giả còn cho rằng Hoài Linh muốn tạo dấu ấn, và còn gọi anh là "Ông trùm".

Nghệ sĩ Hoài Linh cho rằng đây là suy nghĩ “non nớt, cần học thêm và tìm hiểu thêm về Tổ nghề”. “Thế nào là loạn đền thờ tổ? Nghề nào cũng phải có người khai sinh ra lâu đời và là người đầu tiên thì xem như là Tổ nghề".

"Nghề của nghệ sĩ chúng tôi không phải chỉ thờ Tổ sân khấu mà còn thờ Thập Nhị Công Nghệ, Tiền Hiền, Hậu Hiền và cả những khán giả ân nhân của chúng tôi. Ngày giỗ Tổ của chúng tôi cũng đã được nhà nước công nhận là ngày truyền thống ngành sân khấu”, NSƯT Hoài Linh viết.

Nam danh hài nhấn mạnh thờ Tổ nghề không liên quan đến “đồng bóng” (gắn liền với đạo thờ Mẫu), vì tín ngưỡng thờ Mẫu không thờ Tổ nghề sân khấu. 

“Nói khán giả không liên quan đến Tổ sân khấu mà hàng người vẫn đến xin lộc là đi quá xa. Khán giả là những người trực tiếp nuôi nghệ sĩ chúng tôi. Một năm có một ngày khán giả có thể gần gũi anh em nghệ sĩ chúng tôi nhất. Khán giả đến không phải để xin lộc mang về. Khán giả của chúng tôi đến để dâng hương cho những bậc tiền bối quá cố của chúng tôi. Mà khán giả chúng tôi ái mộ xưa nay và giao lưu với nghệ sĩ, như thế không được à?”, anh bày tỏ sự bức xúc.

Để kết lại vấn đề, Hoài Linh cho rằng anh xây dựng đền thờ không phải để đánh bóng tên tuổi, mà vì truyền thống uống nước nhớ nguồn: "Tín ngưỡng mỗi nghề mỗi khác, quan trọng là chúng tôi nhớ đến những bậc khai sáng nghề nghiệp . Đó là sự thể hiện truyền thống "Tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn" của người Việt Nam từ bao đời nay".

Nguồn: vtc.vn - Hà Phương

 
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan