CẢM NHẬN CỦA MỘT VIỆT KIỀU: THAY ĐỔI TIẾNG VIỆT, DI SẢN VĂN HÓA SAO KHÔNG GIỮ LẠI

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
29/11/2017 | 16:28
Chuyên mục: Văn hóa & Văn nghệ
0 bình luận
CẢM NHẬN CỦA MỘT VIỆT KIỀU: THAY ĐỔI TIẾNG VIỆT, DI SẢN VĂN HÓA SAO KHÔNG GIỮ LẠI

Mấy ngày qua người Việt khắp nơi và tại CHLB Đức tranh luận sôi nổi về vấn đề đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền được học từ Nga về cải cách, thay đổi tiếng Việt.

Thực ra có cần thiết cải cách thay đổi cách viết tiếng Việt hay không? Đọc đoạn văn tiếng Việt thay đổi cứ ngỡ giống chữ Slave của các nước như Bugaria, Tiệp Khắc, Nga nếu ai biết chữ những nước này. 

Nghiên cứu phát minh các đề tài khoa học để phục vụ cho xã hội thì đáng được hoan nghênh nhưng đòi thay đổi một di sản văn hóa từ thế kỷ 16 với gần 100 triệu người đang sử dụng viết hàng ngày thì cần phải suy nghĩ. Chữ quốc ngữ được nhà truyền giáo gốc Do Thái Alexandre de Rhodes nghiên cứu dựa trên bảng chữ cái Latin với phần phụ âm theo cách phát âm tiếng của người Việt vào Việt Nam gữa thế kỷ 16. Việt Nam là quốc gia duy nhất dùng chữ Latin ở Châu Á. Hiện có hơn 94 triệu người Việt Nam và 4 triệu Kiều bào ở nước ngoài dùng chữ quốc ngữ. Theo PGS- TS Bùi Hiền thì chữ quốc ngữ "thừa" một số chữ cái và muốn bỏ đi để tiết kiệm thời gian và giấy in v.v.

Ngôn ngữ nào cũng vậy thôi, kể cả tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp được thế giới sử dụng cũng có những bất hợp lý về mặt chữ viết nhưng nó vẫn tồn tại bao lâu nay mà các nhà ngôn ngữ học Châu Âu gần đây cũng chưa có đề xuất nào thay đổi chữ viết của họ. Thiết nghĩ cũng là hai sản phẩm phục vụ cho xã hội con người của hai người gốc dân tộc thông minh Do Thái đó là Alexandres de Rhodes chữ quốc ngữ và Karl Marx…

Chúng ta còn bao nhiêu việc phải làm - Vậy tại sao cái mà thế giới giữ nguyên thì GS-TS Việt Nam đòi thay đổi???.

Nguồn: Philip Nguyen (Berlin)

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan