CHIẾN TRANH VÀ CHIẾN TRANH
Có lẽ chưa bao giờ hai từ „chiến tranh“ lại được nhắc đến nhiều như thời gian gần đây. Đó có thể là chiến tranh „nóng“ ở Trung Đông sau những nỗ lực bất thành của EU thuyết phục Tổng thống Mỹ không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với I-ran. Nhưng cũng có thể là cuộc chiến tranh „lạnh“ mới giữa EU với Nga sau những sự việc vừa qua. Còn bây giờ đang là "chiến tranh thương mại".
Theo sắc lệnh mới nhất của TTh Mỹ thì kể từ ngày hôm nay, 01/6/2018 Mỹ sẽ áp dụng „thuế suất trừng phạt“ 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm từ EU.
Phản ứng chung của giới chính trị, kinh tế Châu Âu là lo ngại, thất vọng nhưng cũng đồng lòng (trong việc „trả đũa“).
Trong một cuộc điện đàm với TTh Trump, TTh Pháp Marcon gọi quyết định này là „bất hợp pháp“ và „sai lầm“. Ông Marcon còn đi xa hơn nữa khi nói „chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế dẫn đến chiến tranh“, „quyết định này giống hệt thời điểm thập niên 30 thế kỷ trước“. Vào khi đó chính sách kinh tế của Đức quốc xã đã đẩy thế giới và châu Âu vào binh đao khói lửa chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Chính phủ Đức cũng coi biện pháp của Mỹ vi phạm pháp luật quốc tế và có nguy cơ leo thang mà tất cả các bên đều phải gánh hậu quả nặng nề. Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp và thương mại Đức (DIHK) Eric Schweitzer cho rằng với việc áp thuế phạt này với cả những đồng minh thân cận nhất, Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế và câu trả lời sẽ đến từ EU. Còn ông Volker Treier, Phó Chủ tịch DIHK thì coi những biện pháp Mỹ vừa đưa ra như những „công cụ từ thế kỷ 19 mới được móc lên“.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng tài chính Đức Olaf Scholz tuyên bố „Giờ là lúc EU phải hành động mạnh mẽ và thông minh“ đồng thời nhấn mạnh „hôm nay là một ngày xấu đối với Liên minh xuyên Đại Tây dương“.
Liệu EU có đưa ra những biện pháp trả đũa hay không cũng chưa ai chắc chắn, vì đến nay vẫn để ngỏ ba khả năng, một là để đấy chờ xem liệu vài ngày tới ông Trump có thay đổi hay không. Điều này phù hợp với tính cách của ông ta; hai là lại muối mặt đi xin ông ta cho cái „ngoại lệ“. Điều này dư luận cho rằng EU sẽ mất hết „liêm sỉ“ hay ba là „trả đũa“ như các nhà chính trị châu Âu đang nói? Hậu quả nghiêm trọng của quyết định này ai cũng thấy rõ.
Việt Nam làm gì khi đứng cuối cùng trong danh sách 12 nước xuất khẩu nhiều nhất thép và nhôm vào thị trường Mỹ trong năm 2017 (0,7 triệu tấn) khi mà đâu đó vẫn còn những nghi vấn số thép này thực ra xuất xứ từ TQ mượn đường qua Việt Nam để vào Mỹ ? Năm 2017 Trung Quốc, quán quân sản xuất thép và nhôm trên thế giới, chỉ xuất có 0,9 triệu tấn sang Mỹ (hơn Việt Nam có 0,2 triệu tấn)./.
Nguồn: Nguyễn Hữu Tráng - Ảnh bìa: Internet
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *