CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ NƠI TRỜI TÂY
Vụ việc lùm xùm kiện tụng ở Đức giữa chị Quỳnh Nga(Viet-bao.de) và anh Phạm Mạnh Cường tưởng chừng như đơn giản dừng lại ở biến cố quên dẫn nguồn, tuy nhiên thực sự nó không đơn giản như vậy.
Văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa đề cao đức tính “dĩ hòa vi quý” và bản lĩnh “chín bỏ làm mười”. Có cùng cực chẳng đã sự việc mới xách nhau ra tòa để giải quyết. Thế nhưng, vụ việc đấu Viet-bao.de ở Berlin không chỉ đơn giản chỉ có thế.
Đầu tiên gốc rễ vấn đề là từ hành động biên tập chưa triệt để của chị Quỳnh Nga dẫn tới sự bức xúc của một vài cá nhân có liên quan, kéo theo những hành động cỗ võ, hay cách khác là kích động sự phản ứng thái quá từ anh Mạnh Cường đã đẩy sự việc đi tới đỉnh điểm căng thẳng mà nhiều người mong muốn nó phải tới. Có chăng một nhóm người đang mỏi mòn hào hứng chờ đợi một vở kịch đầy bi thương, đau đớn, xúc phạm và chà đạp lên tinh thân đồng ái người Việt ở CHLB Đức?
Nên chăng nhìn lại một hệ thống báo chí xâm phạm nghiêm trọng chuẩn đạo đức ở Việt Nam để rồi từ đó nhận ra sự xử lý sự cố đầy tính cứu xét của BBT Viet-bao.de?
Ở Việt Nam có Luật Báo chí rõ ràng, hàng chục Nghị định liên quan hướng dẫn nó thì vấn đề cần bàn ở đây là thực sự ứng dụng nó thế nào. Vài cá thể ở xã hội sẵn sàng cầm dao, vác gạch rượt đuổi phóng viên tới sứt đầu, mẻ trán. Hàng chục nhà báo bị đuổi việc, ngồi tù mỗi năm chỉ vì dám đặt bút khoanh vào “vùng nhạy cảm”. Phía tòa soạn, xâm phạm nghiêm trọng đời tư cá nhân của hàng ngàn người mỗi năm, ăn cắp bản quyền của nhau chí chóe mà “đếch” cần xin xỏ hay thông qua ai. Phía tòa soạn thay thế bồi thẩm đoàn, sẵn sàng tuyên án bất cứ công dân nào mà báo chí hay một nhóm nào đó chỉ đạo báo chí cho là họ có tội. Và rồi, ai sẽ chịu trách nhiệm trước những hành vi xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đó? Xin thưa với quý vị chẳng ai cả, xã hội sẽ “ấy dà…” cho qua chuyện.
Trở lại vụ việc được một số người người quy kết “đạo bài” của Viet-bao.de, tôi tự thấy xấu hổ với một bộ phận người Việt, đang sinh sống trong một môi trường xã hội lý tưởng, với nền giáo dục gần như hoàn chỉnh, lại hành xử với nhau một cách rất đáng buồn.
Trang web: www.viet-bao.de là một trang cá nhân đưa tin cộng động, rất non trẻ cả về nhân sự và kinh nghiệm. Được xây dựng với mục tiêu phi lợi nhuận trên một khao khát kết nối người Việt xa xứ với nhau dựa trên một nền tảng tinh thần giống nòi Việt Nam trường tồn mãi mãi. Những báo lớn nhất nhì hành tinh này như BBC còn đưa nhầm tin Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời(06/2015), CNN còn đưa nhầm hình ảnh của tổng thống Nga Putin trong bản tin về tên đao phủ IS “John thánh chiến”(02/2015), thì huống hồ gì một trang web non nớt như Viet-bao.de lại có thể hoàn mỹ tới mức toàn diện như nhiều người mong muốn được ?
Chuyện cạnh khóe nhau ở các báo trong nước không phải là hiếm, tuy nhiên chỉ toàn cạnh khóe nhau chuyện xấu. Ở vụ việc này lại lạ và độc ở chỗ là bài báo tranh chấp lại là một tin vui về cháu gái của một đồng hương Việt Nam (là con gái của người đâm đơn kiện!!!). Bí ẩn nằm ở đây.
Được biết sau vụ việc, chị Quỳnh Nga đã điện thoại trực tiếp xin lỗi chủ nguồn tin là TTB báo Người Viêt(.de), chỉnh sửa bài viết đã đăng lại theo đúng quy luật của đạo đức báo chí. Hơn nữa, chính chị Quỳnh Nga đã gặp trực tiếp xin lỗi người đồng hương có ảnh hưởng trực tiếp từ bài báo tranh chấp là anh Phạm Mạnh Cường.
Rõ ràng, sai là phải sửa, và thực sự đã thành tâm xin lỗi tới mức như vậy rồi. Mà không được chấp nhận nữa, thì “cực chẳng đã” rồi, kéo nhau ra tòa để người xứ lạ phân xử là điều sẽ diễn ra. Và hậu quả thế nào để mọi việc đều tốt đẹp. Xin thưa, chẳng có phương án nào để mơ ước đó thành hiện thực cả.
Anh Phạm Mạnh Cường thắng? Chị Quỳnh Nga có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về tinh thần, công khai xin lỗi trước cộng đồng? Ai sẽ được lợi? Chẳng ai cả, việc này như xát muối vào trái tim rộng lớn của đất mẹ Việt Nam.
Chị Quỳnh Nga thắng? Anh Phạm Mạnh Cường có nghĩa vụ trả án phí vì khiếu kiện? Ai sẽ được lợi? Chẳng ai cả, việc này như cắt xé ít nhiều tình hữu nghị, liên đới trong cộng đồng người Việt ở CHLB Đức.
Và rồi, ta được gì khi sự tha thứ đã trở nên hiếm thấy?
Tin Nguyen từ Miền Trung – Việt Nam.
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *