CÓ THỂ LÀM CHẬM LÃO HOÁ?
Sinh lão bệnh tử là 4 quy luật tự nhiên của đời người mà không ai tránh khỏi. Vấn đề còn lại là biết cách "làm chủ đời mình" sao cho như ý, trong đó bài toán lão hóa xem chừng vừa khó lại vừa dễ...
Điều mơ ước từ nghìn xưa nay của loài người là tìm được bí mật của sự trường sinh bất lão. Bậc vua chúa thậm chí còn đánh đổi cả tính mạng vì những niềm tin mù quáng chỉ để giữ được tuổi thanh xuân. Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra chết vì nọc độc của rắn với niềm tin giúp bà giữ sắc đẹp.
Tần Thuỷ Hoàng thì uống thủy ngân vì hoang tưởng sẽ giúp cường tráng vĩnh cữu. Còn bá tước Dracula lại tin rằng uống máu sẽ giúp trẻ hoá và đã biến mình thành ác quỷ để tiếng muôn đời sau.
Rõ ràng tuổi trẻ đi liền với sức khỏe và sắc đẹp, vì vậy ai cũng sợ già nua mặc dù lão hóa không là bệnh tật nhưng lại là yếu tố gây bệnh.
Có các câu hỏi thường xảy ra:
- Khi nào các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa?
- Bản chất của lão hoá là gì?
- Liệu có làm chậm được lão hoá không?
Chúng ta cùng dần dần tìm hiểu về LÃO HOÁ với từng cơ phận con người...
NÃO: bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi sinh ra bạn có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh, sau 20 tuổi tế bào não giảm dần, não teo nhỏ lại. Sau 40 tuổi mỗi ngày chúng ta sụt giảm 10.000 tế bào, đó là chưa kể người có thói quen uống rượu, thức khuya hay stress thì sự sụt giảm còn nghiêm trọng hơn. Nó tác động đến trí nhớ, sự lú lẫn và tâm sinh lý tuổi già.
MẮT: bắt đầu lão hóa từ tuổi 40 và đến 50 - 60 tuổi thì mắt đã có triệu chứng suy giảm khả năng nhìn, phần lớn phải đeo kính. Nguyên nhân là do rối loạn quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể cũng như võng mạc. Đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hoá theo tuổi tác.
Ngày nay ánh sáng xanh (đèn led, máy tính) và ô nhiễm môi trường càng đẩy nhanh quá trình lão hoá mắt, do làm mất dần các protein thủy tinh thể khiến mắt mờ nhanh chóng.
TAI: Thính giác suy giảm kể từ năm 50 tuổi, nhiều người bị lãng tai sau 60 tuổi. Nguyên nhân là do lượng máu nuôi tế bào thần kinh ở tai suy giảm theo tuổi tác.
VỊ GIÁC, KHỨU GIÁC: giảm từ năm 60 tuổi. Khi trẻ lưỡi phân biệt 100.000 vị, sau 60 tuổi thì khả năng này giảm 50%. Khả năng ngửi cũng vậy. Vì thế người lớn tuổi thường không có cảm giác ngon miệng, dẫn đến lười ăn rồi suy nhược cơ thể.
RĂNG: bắt đầu yếu kém từ tuổi 40. Răng ố vàng, giòn, nhạy cảm. Dễ bị bệnh nha chu, dẫn đến răng lung lay dễ rụng. Niêm mạc bị teo dần.
TÓC: lão hóa từ tuổi 30. Sự lão hoá da đầu và sự lưu thông máu kém khiến nang tóc suy yếu, tóc giảm độ đen bóng mượt, đến tuổi 35 bắt đầu đen xám, sợi mảnh và rụng dần. Từ 40 tóc bắt đầu bạc do cơ thể ít hoặc không sản xuất ra đủ lượng melanin để giúp tóc giữ được màu tự nhiên.
DA: lão hoá từ 25 tuổi, rõ nhất là da mặt, da cổ và da tay. Da bị mất dần độ căng, bóng và xuất hiện nếp nhăn do collagen giảm dần mỗi năm 1%. Sau 30 tuổi da bắt đầu sậm màu, nổi thâm nám. Sau 40 tuổi, sự sụt giảm nghiêm trọng của elastin khiến các bó collagen xộc xệch làm da mặt chảy xệ, mắt cụp, nọng cằm, nhăn mang tai, da tay khô ráp.
CƠ BẮP: lão hóa từ năm 30 tuổi. Mất cơ bắp do lão hóa (hay còn được gọi là sarcopenia) là tình trạng giảm khả năng chuyển hóa protein của cơ thể thành các khối cơ. Từ tuổi 40, mỗi năm bắp thịt sụt giảm từ 0.5 đến 2 % dẫn đến đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, giảm sức bền. XƯƠNG KHỚP: lão hóa từ tuổi 35. Loãng xương và thoái hoá khớp là dấu hiệu rõ rệt của tuổi già. Xương giòn dễ gãy, khớp khô tuyến nhờn bị bào mòn gây viêm khiến người già đi lại khó khăn, hay đau đớn, mất chiều cao, dáng lom khom.
Nguyên nhân là do khả năng hấp thụ canxi kém, collagen trong khớp cũng suy giảm nghiêm trọng. Phụ nữ mãn kinh do sự thay đổi hormon nên loãng xương nhanh hơn nam giới.
GIỌNG NÓI: yếu và khàn kể từ tuổi 65. Theo tuổi tác do sự suy giảm của thể tích phổi và sự yếu dây thanh quản mà âm lượng yếu đi. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ, trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
LÃO HOÁ NỘI TẠNG
Ở phần trên chúng ta đã nêu 10 sự thay đổi thường gặp liên quan đến tuổi tác. Dưới đây sẽ tìm hiểu xem nội tạng con người bị tác động như thế nào bởi thời gian.
TIM MẠCH: Lão hoá bắt đầu từ tuổi 30, thể hiện ở tim, mạch máu, thành phần sinh hóa của máu và huyết áp.
- Tim: Lượng tế bào cơ tim mất đi theo tuổi (do chết theo quy trình và hoại tử) lớn hơn nhiều so với số tế bào cơ tim tái tạo. Tổng số tế bào cơ tim có thể giảm 50%. Stress là kẻ thù giết chết tế bào cơ tim càng đẩy nhanh sự lão hóa tim.
Thành tim tâm thất trái, nơi bơm máu để nuôi cơ thể, sẽ dày hơn, khả năng co bóp tim yếu đi. Ngày càng có ít tế bào tạo nhịp tim khiến tim người già thường nhịp thấp hay loạn nhịp tim, không đáp ứng được sự tăng tốc vận động đột ngột của cơ thể. Chính vì vậy ở những môn thể thao cần sức bền, vận động viên tuổi 20 lợi thế hơn đối thủ tuổi 30. Theo tuổi tác, nguy cơ suy giảm tim càng cao làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não.
- Mạch: Động mạch chủ trở nên dày hơn, cứng hơn và kém linh hoạt do sự mất dần sợi collagen, sự đọng canxi và các mỡ no. Hệ luỵ dẫn đến huyết áp cao hơn và làm cho tim làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến bệnh cơ tim phì đại.
Các động mạch nhỏ ngoại biên và mao mạch bị hẹp đi giảm máu cung cấp cho các tế bào gây suy yếu các chức năng cơ thể.
- Thành phần máu: Lượng lipid toàn phần, axit béo no, cholesterol tăng dần thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch dẫn đến tình trạng tắc hay vỡ mạch máu gây tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
- Huyết áp: Hầu hết những người lớn tuổi sẽ có huyết áp tâm thu cao hơn, tâm thất trái của tim đẩy máu vào động mạch chính và áp suất đột ngột tăng lên. Nguyên nhân một phần do sự kém đàn hồi của hệ thống mạch máu và phản xạ nhạy cảm với áp suất, đóng vai trò cơ bản trong việc điều hoà huyếp áp của tim cũng bị rối loạn do lão hóa.
Huyết áp cao chính là kẻ thù giấu mặt đứng sau các bệnh suy thận, mắt yếu, tai biến, nhồi máu cơ tim…
GAN: Lão hoá ở tuổi 70, tuy nhiên dấu hiệu của sự lão hoá bắt đầu từ 40 tuổi khi các emzim chuyển hoá giảm dần như ezim chuyển hoá cồn (ethanol) khiến tửu lượng giảm sút. Mỡ tích tụ ngày một nhiều trong gan làm giảm các chức năng chuyển hoá và thải độc. Chất chống oxi hoá glutathione trong gan sụt giảm khiến quá trình tổng hợp melanin tăng làm da xạm màu và nám.
Gan là bộ phận tái sinh tốt nhất của cơ thể, tuy nhiên nếu bị virus viêm gan B, C hay bia rượu, thức ăn dầu mỡ làm xơ hóa gan thì chức năng gan sẽ suy giảm mà không phục hồi được.
Phổi: Lão hoá từ tuổi 20. Dung tích phổi cứ mỗi năm lại mất dần 1% phụ thuộc vào sự vận động của mỗi người. Đến 40 tuổi có nhiều người đã khó thở vì nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãn phế nang, cơ bắp và xương sườn buồng phổi bị xơ cứng.
Những người bị hen suyễn, dị ứng bụi hay phấn hoa hoặc bệnh lao phổi thì càng làm quá trình lão hoá này nhanh hơn.
THẬN: Lão hoá từ tuổi 50, do tuần hoàn máu đến tế bào thận kém khiến tế bào thận suy dần. Nếu mắc bệnh huyết áp cao hay tiểu đường thì càng làm quá trình này nhanh hơn, dẫn đến phải chạy máy lọc thận hoặc ghép thận mới.
Ở tuổi trung niên chức năng lọc thận kém, nước tiểu đục màu, mùi khai hơn. Sự bài tiết axit uric kém đi khiến đọng muối có khả năng gây bệnh gout. Sự lão hoá thận cũng một phần làm huyết áp tăng cao ở người cao tuổi.
Tiêu hoá: Bắt đầu suy thoái từ tuổi 50. Tiêu hoá kém, trương bụng đầy hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày và polip đại tràng là các dấu hiệu thường gặp tuổi trung niên.
Chức năng của dạ dày bị lão hoá, giảm sản xuất hàng loạt axit clohydric và enzym trong dịch dạ dày để tiêu hoá khiến ăn khó tiêu hơn sau 50 tuổi. Các niêm mạc dạ dày, ruột non thoái hoá do tuần hoàn máu kém khiến sự hấp thụ chất kém hơn.
Sự mất cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột khiến quá trình tiêu hoá thức ăn gặp khó khăn kèm với ít vận động gây táo bón.
CHÂN DUNG LÃO HÓA
Đầu những năm 20 tuổi chúng ta sung sức, da căng mọng, sức khỏe dường như vô tận. Thức khuya dậy sớm, tụ tập bạn bè, bia rượu thoải mái... Vì chỉ sau một giấc ngủ dài là cơ thể được hồi sinh, năng lượng lại tràn trề. Khi ấy LÃO HOÁ là cụm từ rất xa lạ.
Cuối những năm 20 tuổi, giật mình khi phát hiện nếp thời gian nơi khoé mắt. Bản thân bắt đầu nhận thấy say nhanh hơn, người uể oải hơn sau buổi quá chén. Hơi lăn tăn về lão hóa?
Giữa những năm 30 tuổi, mỗi khi chiều tối cái mệt mỏi ập đến nhanh hơn sau ngày làm việc. Tính tình trầm hơn. Mắt có quầng thâm, khoé mũi hằn sâu hơn. Vài sợi tóc bạc… Bắt đầu quan tâm về LÃO HOÁ!
Giữa những năm 40, cân nặng khó kiểm soát, cơ thể bắt đầu chậm chạp, dấu hiệu lão hoá rõ rệt hơn, sức bền kém đi nhiều. Các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp bất ngờ kéo đến.
Từ tuổi 50 mắt mờ, trí nhớ kém dần, xương khớp bắt đầu rệu rạo, thích hoài niệm. Bắt đầu tìm hiểu về LÃO HOÁ.
Và từ 60 tuổi cơ thể ổn định và chính thức bước sang giai đoạn đối mặt với LÃO HOÁ...
Với sự lão hóa các chức năng trên, sự trao đổi chất, sự vận động, sự suy nghĩ đều bị ảnh hưởng dẫn đến tâm sinh lý thay đổi theo thời gian. Và đó là nội dung của phần ba của bài này xin sẽ được trình bày ở lần sau...
Liên hệ với Công ty RIAVITA PHARMA kft.,1053 Budapest, Ferenciek tere 5, Hungary
*Hotline văn phòng tại Hungary: 0036 70 946 8831 / 0036 70 946 8832
*Website công ty: www.riavita.com
*Hotline các nhà phân phối tại Đức:
-Đinh Kim Phượng (Berlin): + 49 176 2408 7032
-Nguyễn Thị Phượng (Stuttgart): + 49 0176 3454 7767
-Nguyễn Quốc Tuấn (München): +49 162 4309 259 / +49 172 9439 980
-Lê Nam (Munich): +49 151 26 777 777
-Ngô Thị Thu Phương (Schwerin ): +49 152 5756 0246
-Nguyễn Hải Yến (Frankfurt): + 0049 172/9158412
Tiến sĩ Hóa dược Phạm Trường Sơn
Nguyên nghiên cứu viên Viện hàn lâm khoa học Hungary
Đồng sáng lập Công ty Dược phẩm Công nghệ cao RIAVITA
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *