Đức chuẩn bị kế hoạch B - Người Tị nạn sẽ tràn châu Âu, nếu quan hệ Thổ-EU tan vỡ
Chính phủ Đức đã lên các phương án chuẩn bị trong trường hợp thỏa thuận ngăn dòng người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ bị đổ vỡ, nhiều khả năng phải cầu cạnh Nga.
Nhật báo Spiegel hôm 19.08 đăng tải bài viết cho hay Chính phủ Đức đang tính tới khả năng xấu nhất, đó là Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) về giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư.
Khả năng này đòi hỏi Đức - với vai trò là "đàn anh" sẽ phải bàn tính các bước đi phù hợp và cụ thể trong kế hoạch hành động sắp tới.
Theo đó, nếu thỏa thuận giữaEU vàThổ Nhĩ Kỳ không được tuân thủ, EU cần phải đảm bảo kiểm soát con đường đến với châu Âu còn lại là Hy Lạp.
Do vậy, kiểm soát biên giới trên biển giữa các đảo của Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ là điều tối quan trọng.
Việc tung ra các bước kế hoạch trong thời điểm hiện nay cho thấy Đức và Thổ Nhĩ Kỳ không những bước vào giai đoạn căng thẳng chính trị sau các cáo buộc nhau ủng hộ khủng bố mà còn đang gấp rút chuẩn bị cho sự gia tăng hơn nữa và sự bất an của Chính phủ Đức.
Một trong những lý do dễ hiểu nhất, chính phủ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel là người cho phép mở cửa đón dòng người tị nạn từ Trung Đông tới châu Âu, nhiều khả năng dẫn dắt các phần tử khủng bố theo con đường này tiếp cận được "miền đất hứa".
Chính Đức cũng là quốc gia sẽ phải gánh trách nhiệm cho dòng người tị nạn tới đây và thể hiện vai trò đàn anh.
Nếu thỏa thuận kiểm soát dòng người tị nạn thông qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu bị phá bỏ, cánh cửa tới châu Âu sẽ càng rộng mở hơn cho họ.
Đồng nghĩa với việc EU sẽ đương đầu với nhữngthử thách khốc liệt hơn cả khủng bố.
Người Đức đang lo sợ dòng người tị nạn không có kiểm soát qua Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu.
Ngày 16.08, kênh Truyền hình Quốc gia Đức ARD đã công bố tài liệu bị rò rỉ của Bộ Nội vụ Đức, trong đó ghi rằng Thổ Nhĩ Kỳ là "một trung tâm lớn ở Trung Đông" cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan kể từ năm 2011.
Điều này ắt hẳn không làm Thổ Nhĩ Kỳ ngồi yên. Thổ Nhĩ Kỳ và Đức liên tục cáo buộc nhau là bên nuôi dưỡng khủng bố" và góp phần cho lực lượng này thâm nhập và tấn công phá vỡ châu Âu.
Hiện nay, EU đang tạm thời trì hoãn xem xét việc miễn thị thực do những tranh cãi liên quan tới luật chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như hoạt động trấn áp cứng rắn của Ankara đối với những phần tử tham gia và ủng hộ cuộc đảo chính bất thành tại nước này vào đêm 15.07 vừa qua.
Nguồn: nuocduc.org / Nước Đức (Tổng hợp)
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *