MINH OAN CHO ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Riavita)

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
29/06/2023 | 18:21
Chuyên mục: Sức khỏe
0 bình luận
MINH OAN CHO ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Riavita)

Phần 1: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TÂY TẠNG - sản phẩm của sự lừa dối?

Từ một bài post trên Fb “hạ bệ” nấm ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (ĐTHT) gây hoang mang dư luận, TS Hóa dược Phạm Trường Sơn (Hungary) dẫn chứng một số nguồn khoa học đáng tin cậy để phản bác nhằm cung cấp góc nhìn khách quan hơn về loại Nấm này.

Luận điểm gây tranh cãi từ bài post: 

- Vận động viên Trung Quốc nói dối về ĐTHT 
- Loại nấm rẻ tiền bị đẩy giá
- Bị cấm lưu hành tại Trung Quốc vì dư lượng Arsen, 
- Mỹ cấm lưu hành các sản phẩm chứa nấm ĐTHT 
- ĐTHT không có tác dụng như đồn thổi, chỉ tâm lý 
- Các báo nghiên cứu không chất lượng của Trung Quốc lăng xê quá đà nấm ĐTHT…

***Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng tên khoa học Cordyceps Sinensis, do một loài nấm kí sinh tên Ophiocordyceps Sinensis tấn công con sâu thuộc họ bướm Thitarodes nằm ở độ cao trên 3000m ở dãy núi Himalaya. Đó là điểm khác biệt để so sánh với nấm Nhộng Trùng Thảo (Cordyceps Millitaris) trồng tại Việt Nam, đang bị nhầm lẫn là nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng.  Nhộng trùng thảo được trồng ở mọi nơi, không đòi hỏi khí hậu khắc nghiệt và không theo vòng đời sinh học mùa đông là con sâu và mùa hạ là cây nấm nên về bản chất không được mang tên Đông Trùng Hạ Thảo. Về những điểm khác biệt khác Sơn sẽ viết ở những phần sau.

ây là loại nấm đắt đỏ, quý hiếm nhất thế giới vì 1 kg tự nhiên có thể lên đến 20.000-100.000 USD. Một số người cho đó là sự thổi giá của loại nấm rẻ mạt vào những năm 90. Sự thật theo quy luật CUNG-CẦU. Sau giải điền kinh quốc tế năm 1993 tại Stuttgart, Đức, các vận động viên chạy của Trung Quốc đoạt huy chương vàng và phá kỉ lục thế giới thì mọi sự chú ý mới được dồn vào cây nấm được cho là giúp nâng cao thành tích thi đấu. Tiếng lành đồn xa gây cơn sốt giá cho ĐTHT vì trong tự nhiên mỗi năm chỉ khai thác được 2-3 tạ nấm này, nên việc kg đảm bảo đủ nhu cầu quá lớn khiến giá bị đẩy lên cao là điều dễ hiểu.

***Liệu ĐTHT có phải là sản phẩm của sự lừa dối?

Bài Post đưa dẫn chứng về bài báo của Mỹ năm 2004 khẳng định nấm này khi thử nghiệm trên vận động viên không giúp tăng thành tích thể thao. Chủ bút khẳng định thông tin về công dụng ĐTHT giúp nâng cao thành tích thể thao là lừa dối.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15118196/

Tuy nhiên khi đọc kĩ nghiên cứu này, TS Sơn phát hiện cái SAI quan trọng dẫn đến kết quả nghiên cứu sai chính là THỜI GIAN thí nghiệm quá NGẮN!! Vận động viên dùng nấm này chỉ có 5 tuần thì không thể nào khẳng định được điều gì.

TS Sơn lấy dẫn chứng phản bác và lưu ý lấy các nghiên cứu không phải của Trung Quốc cho khách quan. Năm 2010, thí nghiệm được lặp lại bởi các nhà khoa học Mỹ ở trường đại học California với 20 người có độ tuổi 50-75 tuổi NHƯNG thời gian là 12 TUẦN, gấp  2.5 lần thời gian thử nghiệm trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bổ sung nấm ĐTHT dù nồng độ Oxi trong máu (VO2 ) không khác biệt, nhưng tăng về ngưỡng trao đổi chất là 10,5% và tăng ngưỡng thông khí là 8,5%. Bài báo này cũng kết luận công dụng của ĐTHT giúp nâng thành tích tập luyện và giảm mệt mỏi cho người cao tuổi là có cơ sở. Tất nhiên họ cũng đề xuất nên làm một nghiên cứu với số người tham gia nhiều hơn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110835/...

Nghiên cứu mới nhất khẳng định công dụng này của ĐTHT được đăng năm 2022 của trường đại học Federal Sao paulo của Brasil. 35 vận động viên dùng ĐTHT và giả dược trong 12 tuần, Họ phát hiện ra rằng trong những tuần đầu không có sự khác biệt nào giữa nhóm dùng ĐTHT và nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên ở tuần thứ 8 sự cải thiện nhịp tim đã được phát hiện và tuần thứ 12 là sự cải thiện hô hấp.
https://www.sciencedirect.com/.../abs/pii/S2210803322000392

Hai bằng chứng này cho thấy nghiên cứu 20 năm trước thực hiện trong 5 tuần đã SAI cơ bản trong thiết kế nghiên cứu!

Để phân tích tại sao ĐTHT có thể giúp nâng thành tích thi đấu thì TS Sơn lấy thêm dẫn chứng từ 3 nghiên cứu sau.

Một thí nghiệm của Hàn Quốc năm 2003 cho 2 nhóm Chuột bơi trong bể, cả hai nhóm bơi đến khi sắp chìm thì mới được vớt lên để xem khả năng chịu đựng của chúng. Nhóm có bổ sung ĐTHT đã tăng đáng kể thành tích từ 75 lên 90 phút so với nhóm còn lại.

Lưu ý là mô hình trên động vật thường cho kết quả chính xác hơn ở người vì có thể kiểm soát được lối sống và hành động của chúng nên không bị tác động nhiều bởi các yếu tố ngoại lai như ở người.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12736514/

Thử nghiệm trên người được đăng năm 2006 bởi các nhà khoa học Nhật Bản, với sự tham gia của 36 người. Trong quá trình tập luyện, các dấu hiệu sinh học đã được đo đạc như chỉ số hô hấp (VO2, VCO2, VE), huyết áp (BP), nhịp tim (HR) và axit lactic (LA). Ngoài ra trước và sau khi dùng DTHT, nước tiểu cũng được kiểm tra để đo các thay đổi nồng độ hormon trong đó có cả hormon stress cortisol. Kết quả cho thấy DTHT giúp tăng năng lượng và khả năng chống mệt mỏi trong quá trình tập luyện. Nguyên nhân được cho là ĐTHT giúp tăng năng lượng tế bào ATP, tăng khả năng lấy oxi và ổn định đường huyết nên giúp nâng thành tích.
https://www.researchgate.net/.../274595560_Supplemental...

Việc nâng thành tích này khiến nhà làm luật cho các giải thi đấu băn khoăn là có nên đưa ĐTHT vào danh sách dopping hay không, điều này đã được một số báo chí truyền thông đăng tải năm 2004.
https://www.theguardian.com/.../apr/26/athletics.petabee

Như vậy việc nâng chất lượng tập luyện thể thao là thật chứ không phải lời nói dối!!!

- Oan ức thứ 3 cho ĐTHT là chứa hàm lượng Arsen (thạch tín) cao gấp 10 lần cho phép được cho là đã xảy ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên đây là vụ việc liên quan đến một sản phẩm cụ thể khi bị phát hiện ra và đã bị cấm lưu hành. Điều này không đồng nghĩa với DTHT chứa kim loại nặng gấp 10 lần cho phép!!! Không thể vơ đũa cả nắm như vậy, giống như một lô Gạo xuất khẩu vào Nhật không đạt chất lượng vì dư lượng thuốc sâu cao thì không thể đổ lỗi cho tất cả Gạo Việt Nam là kém chất lượng.

* Ở Trung Quốc, ĐTHT vẫn là thảo dược được lưu hành chứ không có chuyện cấm. Còn vấn đề tại sao các loại nấm thuốc có thể bị nhiễm kim loại nặng thì Sơn xin lưu ý rằng, Nấm nói chung có khả năng hấp thụ kim loại nặng rất cao từ đất, nước, khí nơi nó phát triển. Vì vậy nếu nhà sx trong môi trường ô nhiễm thì nguy cơ nấm đó cũng bị ô nhiễm. Lưu ý là kể cả nấm ăn hay nấm thuốc không bao giờ được dùng nếu nhà sx không có giấy chứng nhận kiểm nghiệm 4 kim loại nặng: Arsen, Cadmium, Thuỷ Ngân, Chì.

Công ty RIAVITA chúng tôi thực hiện đầy đủ chứng nhận này để nộp giấy phép lưu hành tại Eu và thị trường Mỹ. Sơn có chụp để lại ở phần ảnh. Có thể thấy kim loại nặng trong sản phẩm DTHT Tây Tạng Corsymax 12X dưới ngưỡng an toàn 8-10 lần.

Điều này rất quan trọng với sức khoẻ vì các kim loại nặng này tương đối phổ biến và nếu vượt mức cho phép sẽ gây rối loạn chuyển hoá, ngộ độc thần kinh về lâu dài nguy hiểm cho sức khoẻ.

Về trường hợp ngộ độc Arsen được đổ lỗi cho DTHT là không chính xác. Đã có bài báo khác khẳng định, người bệnh ngoài DTHT còn dùng thêm sản phẩm Đông Y tên Flower Man Sang Hung, và nghi ngờ việc ngộ độc này là do sản phẩm kia gây ra. DTHT được cho là không liên quan đến việc tăng hormon tuyến giáp Thyroxine mà nguyên nhân chính là do thuốc không rõ nguồn gốc kia gây ra. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25644333/

DTHT nếu được phát triển trong môi trường trong lành thì không bị dư lượng Arsen, không gây bệnh cho người dùng. Điều đó phụ thuộc vào sự thông thái của Khách Hàng trước khi sử dụng phải tìm hiểu kĩ nguồn gốc sản phẩm.

Oan ức thứ 4 là việc đổ lỗi cho ĐTHT được kiểm tra là không có mặt trong các sản phẩm ở Mỹ được quảng cáo có chứa nấm này.
https://www.dl.begellhouse.com/.../708ae68d64b17c52...

Tuy nhiên đó là câu chuyện của 20 năm trước, nhà sản xuất nào gian dối, không đủ tiêu chuẩn thì tất nhiên bị cấm lưu hành. Còn lại vẫn có mặt khắp nơi, mọi người tự kiểm chứng trên trang Amazon của Mỹ là có vô số sản phẩm được cấp phép lưu hành trên đó.

Một số sản phẩm không được FDA cấp phép là do giấy lưu hành CPR chưa đc công nhận KHÔNG liên quan đến thành phần DTHT
https://www.fda.gov.ph/fda-advisory-no-2019-157-public.../

Ở Châu Âu, ĐTHT được sử dụng trong các sản phẩm tpcn.

Đây là link tra cứu các thảo dược được phép dùng tại Châu Âu trong đó có ĐTHT Tây Tạng.
https://webgate.ec.europa.eu/fip/novel_food_catalogue/

- Với những bằng chứng trên xin phản biện bài Post đánh giá  thấp nấm ĐTHT là thiếu khách quan, dẫn nguồn không đầy đủ, không tin cậy và cũng như phân tích theo hướng không chính xác! 

- Còn các Oan Ức khác của ĐTHT như công dụng bị thổi phồng... Cả nhà đón đọc phần 2 nhé.

* Rất mong Quý Vị hãy chia sẻ bài phản biện này để Người cần đến ĐTHT Tây Tạng thật không bị hoang mang và mất niềm tin vì bài một bài Post không khách quan.

Phần  2: Công dụng của Nấm DTHT có bị thổi phồng? (Tiếp sau)

Tiến Sĩ Phạm Trường Sơn (Hungary)

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >