MỞ TÀI KHOẢN DU HỌC ĐỨC

Đăng bởi:
15/01/2017 | 14:06
Chuyên mục: Thế hệ trẻ
0 bình luận
MỞ TÀI KHOẢN DU HỌC ĐỨC

Trước khi đi du học Đức, bạn cần phải chứng minh xem liệu mình có đủ khả năng tài chính để trang trải cuộc sống khi đi du học hay không. Có nhiều cách để chứng minh, mở tài khoản du học Đức là một cách khá phổ biến.

Bạn sẽ cần phải có giấy chứng nhận tài chính của gia đình. Phần lớn bạn sẽ phải trình giấy chứng nhận này khi xin Visa. Muộn nhất là khi bạn nộp đơn xin giấy phép cư trú ở Đức. Phần lớn người ta yêu cầu bạn phải có sẵn khoảng 8000 Euro/năm.

Bạn có thể chứng minh mình đủ khả năng tài chính để học tại Đức bằng nhiều cách khác nhau, như:

- Bố mẹ của bạn nộp giấy chứng nhận thu nhập và tài sản của mình. - Một người dân Đức cam kết với Cục quản lý xuất nhập cảnh về việc bảo lãnh cho bạn. - Gửi một khoản tiền cố định vào tài khoản phong tỏa (Sperrkonto). - Bạn có Chứng thư bảo lãnh ngân hàng - Bạn dành được học bổng của một đơn vị có uy tín được công nhận. - Bạn nên tới Đại sứ quán Đức của nước bạn đang ở để hỏi về các thông tin về thủ tục và các giấy tờ cần thiết.

LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI TÀI KHOẢN PHONG TỎA (SPERRKONTO)

Rất nhiều học sinh sinh viên quốc tế sử dụng tài khoản phong tỏa để trang trải tài chính khi du học tại Đức. Sở dĩ như vậy là vì tổng số tiền mà bạn đã chuyển vào tài khoản sẽ bị phong tỏa cho tới khi bạn tới Đức.

Những điều cần chú ý về việc mở tài khoản du học Đức:

1. Nộp hồ sơ sớm

Bạn có thể tự mình làm một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, như Ngân hàng Đức Deutsche Bank, Sparkasse, Volksbank… Bạn cần khoảng 1 tuần để có thể mở một tài khoản. Vào thời gian đầu kì học, thời gian đợi mở tài khoản này có thể kéo dài lâu hơn.

Do vậy, bạn nên nộp hồ sơ làm một tài khoản phong tỏa sớm. Bạn có thể hỏi ngân hàng muốn mở tài khoản để hỏi thêm thông tin chi tiết.

2. Xác thực hồ sơ của bạn

Những bản hồ sơ điền theo mẫu và bản sao hộ chiếu của bạn phải được chứng thực bởi Tổng lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Đức tại nước sở tại bạn đang sinh sống.

Ngay sau đó bạn có thể gửi giấy tờ hồ sơ của mình tới ngân hàng Đức.

Chú ý rằng: Hồ sơ gửi qua Mail hoặc Fax không được chấp thuận, bởi vì các ngân hàng chỉ nhận hồ sơ bản gốc.

3. Mở tài khoản

Ngay khi nhận được hồ sơ của bạn, ngân hàng sẽ lập cho bạn một tài khoản phong tỏa Sperrkonto. Với mỗi tài khoản, bạn sẽ phải trả phí làm thẻ là 50 Euro.

Sau khi có tài khoản, bạn phải nộp vào đó ít nhất 7.908 Euro.

4. Nhận tiền

Khi tới Đức, bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn tại một chi nhánh của ngân hàng mà bạn đã đăng kí lập tài khoản.

Tại đó, bạn sẽ nhận được thẻ EC-Karte, với tấm thẻ này bạn có thể rút tiền và truy cập dữ liệu tới ngân hàng trực tuyến Online-Banking.

11896391_1205749906117634_3984920282146064976_o

Sinh viên Việt Nam tại Đức (Nguồn ảnh: Hội SV Đức)

Nguồn: nuocduc.org - Theo Nuocduc.info 

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ... 57