NAVITA GIỚI THIỆU: PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊ ỨNG
Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
28/03/2019 | 15:36
Chuyên mục: Kết nối kinh tế
0 bình luận
Dị ứng là căn bệnh thời đại với tỉ lệ người bệnh ngày càng tăng, có khoảng 75 triệu dân Châu Âu mắc bệnh dị ứng trong đó 3,5 triệu người có độ tuổi dưới 25 tuổi.1 Trong các bệnh dị ứng, bệnh mà người Việt chúng ta sinh sống tại Châu Âu bị nhiều nhất là dị ứng phấn hoa với tỉ lệ cứ 5 người sẽ có một người bị dị ứng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dị ứng phấn hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Dị ứng là gì?
Dị ứng là sai sót trong hoạt động của hệ miễn dịch do quá mẫn cảm và phản ứng lại với các tác nhân vô hại trong môi trường. Sai sót này khó sửa chữa nhưng vẫn khắc phục được.
Các tác nhân gây dị ứng hay còn gọi là “dị nguyên” có thể là bụi, phấn hoa, thực phẩm, lông động vật, nọc côn trùng, dược phẩm, thậm chí là thời tiết.
Cơ chế bệnh dị ứng:
Do sự tương tác của các tế bào Bạch cầu Lympho B, kháng thể IgE với tác nhân gây dị ứng. Thay vì bảo vệ cơ thể thì chúng lại gây ra chuỗi phản ứng gây viêm mà chúng ta thường thấy như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm, phát ban, sốc phản vệ…
Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện trong vài giây hoặc vài phút khi tiếp xúc với dị nguyên (dị ứng thực phẩm, dược phẩm, ong đốt), nhưng cũng có thể xuất hiện muộn hơn sau vài ngày hoặc vài tuần. Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi người khác nhau tuỳ theo mức độ mẫn cảm của cơ thể cũng như tần xuất và cách tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh.
Các triệu chứng dị ứng:
Phản ứng dị ứng thường gây ra các triệu chứng ở mũi, phổi, cổ họng, xoang, tai, niêm mạc dạ dày hoặc trên da. Dị ứng nhẹ gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Dị ứng nặng do thức ăn, một số loại thuốc y dược hoặc ong đốt gây nổi mề đay, ngứa ngáy thậm chí dẫn đến sốc phản vệ gây suy hô hấp đe doạ đến tính mạng.
Vì sao chúng ta bị dị ứng?
Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng vẫn chưa được biết chính xác nhưng được cho là có sự liên quan đến yếu tố tuổi tác, giới tính, chủng tộc và di truyền.
Các nghiên cứu cho thấy nếu cả bố và mẹ có cơ địa dị ứng thì 75% con cái có nguy cơ bị dị ứng. Nguy cơ này giảm xuống 50% nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị dị ứng. Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng dị ứng. Một người sống trong môi trường trong sạch, dùng thức ăn sạch, ít tiếp xúc với khói bụi và hoá chất sẽ ít nguy cơ bị bệnh dị ứng hơn. Đặc biệt trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít nguy cơ mắc bệnh dị ứng hơn trẻ dùng sữa bột do được nhận một phần hệ miễn dịch từ sữa mẹ.
Dị ứng phấn hoa:
Ở Châu Âu mùa dị ứng phấn hoa nặng nhất là lúc giao mùa Đông-Xuân tháng 3-4 và Xuân-Hè tháng 6-7 khi mà hàng loạt các loại hoa đồng loạt nở và thả phấn nhỏ ti ti theo gió. Mùa kinh hoàng cho người bị dị ứng.
Phấn hoa là một dị nguyên tiêu biểu gây bệnh viêm mũi dị ứng với triệu chứng hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt và nặng thì dẫn đến hen suyễn khó thở. Các hạt phấn hoa theo đường hô hấp vào cơ thể. Hệ miễn dịch nhầm tưởng là virus, vi khuẩn tấn công cơ thể nên chúng sẽ ngay lập tức phóng thích kháng nguyên gây chuỗi phản ứng để bảo vệ cơ thể. Khi kháng nguyên gắn vào dị nguyên nhằm tiêu diệt nó thì một số tế bào giải phóng chất Histamin. Chất này là nguyên nhân gây ngứa, đỏ mắt, hắt hơi, trong trường hợp nặng còn gây khó thở, mệt mỏi, đau nửa đầu, rối loạn tiêu hoá thậm chí mất ngủ và gây trầm cảm.
Dị ứng thời tiết (theo mùa) là bệnh gì?
Ở các nước Châu Âu vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da mất nước, khô đóng vảy làm hệ miễn dịch nhầm tưởng là tác nhân có hại nên phản ứng tấn công gây ra ngứa, mẩn đỏ sần và nổi mề đay, phát ban đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt.
Triệu chứng này rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Tình trạng này hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc những bệnh lý như hen suyển, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.
Phòng và điều trị bệnh dị ứng phấn hoa và dị ứng thời tiết:
Phòng bệnh:
• Nên tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Như người bị dị ứng lông chó, mèo thì tránh tiếp xúc với chó, mèo; người bị dị ứng bụi, phấn hoa thì nên hút bụi, vệ sinh thường xuyên nơi ở.
• Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể thao điều độ. Bổ sung nhiều rau củ quả thực phẩm có chứa nhiều loại Flavonoids, Vitamin A, C, B, D cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
• Tránh thuốc lá, rượu bia, thức khuya, stress mệt mỏi, cáu gắt cũng làm suy giảm hệ miễn dịch. Nên giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục.
Điều trị:
• Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc kháng Histamin, đây thực chất là ngăn chặn sự sản xuất Histamin để giảm các triệu chứng của bệnh Dị ứng. Đây chỉ là giải pháp tình thế vì khi bỏ thuốc thì cơ thể sẽ vẫn bị dị ứng và đặt biệt là khả năng nhờn thuốc cao. Nếu thuốc kháng Histamin không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc dùng doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm. Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan, Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.2
• Có một số phương pháp ngăn sự xâm nhập sâu của phấn hoa trong mũi như màn chắn hay thuốc nước rửa sạch mũi để giảm sự tương tác của phấn hoa. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không nhiều khả thi.
• Phương pháp điều trị tích cực nhất là tác động vào hệ miễn dịch. Đó là phương pháp tập làm quen và phương pháp điều hoà hệ miễn dịch.
• Phương pháp tập làm quen: người bệnh sẽ được đưa vào cơ thể một lượng rất nhỏ dị nguyên để hệ miễn dịch làm quen dần, sau đó tăng dần liều lượng. Phương pháp này có lợi thế là điều trị tận gốc, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian, có khi kéo dài đến vài năm. Tuy nhiên, đối với hệ miễn dịch quá mẫn cảm thì phương pháp này cũng không có tác dụng.
• Phương pháp điều hoà hệ miễn dịch: là phương pháp phòng và điều trị hiệu quả bằng thảo dược hay thực phẩm chức năng có tính chất điều hoà hệ miễn dịch, cung cấp nhiều hoạt chất cân bằng hoạt động của kháng thể IgE như butterbur hoặc tảo spirulina. Đặc biệt là Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng giúp điều hoà hệ miễn dịch, giãn phế quản, chống viêm, giúp dễ thở và tăng cường oxi đến phổi trong các trường hợp hen suyễn và viêm mũi dị ứng lâu năm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian vì không có tác dụng giảm triệu chứng ngay lập tức và nên dùng lặp lại hàng năm trước mùa dị ứng.
Nguồn: Ban biên tập NAVITA
Tài liệu tham khảo:
Tin liên quan
< ...
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *