NGƯỜI ĐẾN TUỔI GIÀ NÊN LÀM GÌ?
Tôi tin rằng nhiều người cao tuổi đều đã từng nói qua một câu này: “Già rồi, là có thể hưởng phước lành rồi.” Đúng, già rồi, không còn phải gánh gánh nặng của cuộc sống gia đình, không có mưu đồ cạnh tranh, đừng để cho bản thân sống quá mệt mỏi!
Người đến tuổi già, nhất định phải hiểu:
Đừng sống quá mệt mỏi, đừng quá bận rộn, muốn ăn đừng than đắt, muốn mặc đừng nói lãng phí. Buồn phiền tìm bạn bè dùng bữa, buồn ngủ nằm xuống là ngủ thiếp đi. Sự an tâm trong tâm hồn luôn là thứ đẹp nhất, hạnh phúc mỗi ngày mới đúng.
Người đến tuổi già, bình thản vô tư là quan trọng nhất
Nước, càng sáng càng trong; người, càng thản nhiên càng nhiều hạnh phúc hơn. Vì vậy, trong cuộc sống của người lớn tuổi điều giá trị nhất là có thể có một sự bình an, yên tĩnh.
Chỉ có bình tĩnh đối xử với chính mình, yêu mến món quà Thượng Đế ban cho, trái tim của chúng ta mới có thể chứa đầy hạnh phúc.
“Chức vụ cao không bằng lương cao, lương cao không bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao không bằng sống vui vẻ.”
Con người sống với một tâm thái, tâm thái tốt, mọi thứ đều tốt. Con người khi đến tuổi già, đừng sống dưới miệng lưỡi của người khác, cũng đừng sống dưới ánh mắt của người khác, tốt nhất là sống trong thế giới đơn giản và hạnh phúc của riêng mình!
Người đến tuổi già, học cách tự chăm sóc mình
“Mạc oán quang âm thúc nhân lão, bình hòa tâm thái tẩu đại đáo, thiên đại tự thân mạc phiền não.”
Con người đến tuổi già, càng phải hiểu được từ trong bốc đồng và lo lắng trở về tâm thái bình tĩnh, thư giãn, không quan tâm quá nhiều, không tính toán quá nhiều.
Hãy nhớ thả lỏng bản thân, thoát khỏi sự mệt mỏi, đừng để cho mình sống quá mệt mỏi
Người đến tuổi già, biết lựa chọn thứ gì là tốt
Cuộc sống của con người, hiếm khi được hồ đồ, hiếm khi bị hồ đồ. Sống quá rõ ràng, mới là điều khó hiểu nhất.
Người cao tuổi thông minh, có sự hiểu biết về cuộc sống, đều biết làm thế nào để lựa chọn, biết ở độ tuổi nào nên tính toán những gì, không nên tính toán những gì, có được có mất, có cho có nhận.
Vì vậy, lớn tuổi rồi, chúng ta phải biết sẵn sàng ăn uống vui chơi, sẵn sàng đối tốt với bản thân!
Người đến tuổi già, ít gánh nặng
Cuộc sống của một con người, có rất nhiều gánh nặng, chẳng hạn như cấp bậc, xếp hạng. Khi trẻ, những điều này có thể vẫn còn chút tác dụng, nhưng đến tuổi già, lại là thêm một gánh nặng.
Những hư danh bên ngoài thực ra là một gánh nặng. Già rồi, đừng quá chú ý đến những hư danh và danh lợi đó, mà phải quan tâm đến việc tận hưởng bên trong tâm hồn.
Người đến tuổi già, dùng trái tim để ngắm nhìn thế giới
Cuộc đời giống như một giấc mơ, năm tháng trôi qua tàn nhẫn. Đột nhiên quay đầu nhìn lại, mới phát hiện con người sống như một tâm trạng.
Nghèo cũng tốt, giàu cũng tốt, được cũng tốt, mất cũng tốt, mọi thứ đều như một đám mây.
Phải thường xuyên tự hỏi bản thân mình, bạn có những gì thay vì không có những gì. Thường xuyên biết ơn, cuộc sống sẽ báo đáp cho bạn.
Người đến tuổi già, nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống
Hạnh phúc là không phân biệt người giàu và người nghèo, khả năng lớn nhất của con người là từ những ngày cay đắng đến ngọt ngào.
Điều này đòi hỏi phải học cách tự mình tìm ra niềm vui, chứ không so sánh một cách mù quáng, không mưu cầu sự hoàn hảo. Biết cách hài hước mới làm cho cuộc sống thú vị hơn.
Người đến tuổi già, làm cho niềm vui là một thói quen
Người đến tuổi già, không nên luôn nghĩ rằng bản thân là chiếc đồng hồ cũ, mỗi ngày than ngắn thở dài. Nỗ lực mỗi ngày để sống một cuộc sống tốt lành, đuổi những phiền muộn ra ngoài, để niềm vui trở thành một thói quen.
Người càng cao tuổi, đừng sống quá mệt mỏi, biết chấp nhận và từ chối, để tốt cho mình. Gửi bài báo cho bạn bè cùng xem, chúc tất cả các bạn có một cuộc sống tuổi già đầy sự thư giãn và hạnh phúc!
Theo phunugiadinh - Ảnh bìa: Mẹ, nhà báo Đại tá Trần Hồng
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *