Người Việt tại Harburg 25 năm hình thành, phát triển - Nhìn lại và đôi điều suy ngẫm.

Đăng bởi:
03/03/2016 | 11:57
Chuyên mục: Sự kiện cộng đồng
0 bình luận
Người Việt tại Harburg 25 năm hình thành, phát triển - Nhìn lại và đôi điều suy ngẫm.

Thực ra sự hiện diện của người Việt nam ở Harburg có từ khi nào không phải là mục đích sưu tầm có thể từ những năm 80 của thế kỉ trước. Tháng 4 năm 1991 có một số Anh Chị em tập trung thành lập một nhóm, là tiền thân của Hội người Việt Harburg hiện tại.

Trong nhiều đề án thành lập Hội đoàn người Việt ở Cộng hòa liên bang Đức (CHLB) thường có lời dẫn: Theo số liệu thống kê Cộng đồng người Việt ở CHLB Đức có khoảng 125 ngàn người và khoảng 200 Hội đoàn, không biết trong số các Hội kể trên có Hội người Việt Harburg hay không nhưng đây thực sự là một Hội có nhiều điều thú vị không thể không nhắc đến.

12711196_532495346928378_5238375873547800033_o

Màn múa Lân mừng Xuân Bính thân

Là một Hội đầu tiên của người Việt ở CHLB Đức, Hội được thành lập năm 1991 (chính thức cho hoạt động của Hội phải đến 02-1998 mới ra đăng kí ở Tòa án) nhưng từ lâu mọi người cứ lầm tưởng không nhắc tới sự hiện diện của họ. Chữ "Hội" phải để trong" vì từ ngày thành lập tới nay chưa một lần Đại hội vậy là Hội không có Chủ tịch chính thức, không có thư kí không có Micro (càng không có hiện tượng giật Mic,,,). Hội vẫn tồn tại thản nhiên và ngày càng phát triển như một loài hoa dại trong rừng hoa Hội đoàn người Việt bất kể trong vườn hoa đó có loài hoa thơm và không thơm. Chủ tịch (Lâm thời) Hoàng Tiến còn cho biết kể từ ngày thành lập đến nay Hội chưa thu một Đồng (Euro) Hội phí nào? Vậy không có tiền Hội sinh hoạt chi phí bằng tiền ở đâu? xem ra câu thành nghữ "Có bột mới gột nên hồ" chưa đúng lắm với Hội Harburg.

12710727_532495436928369_2861076849506239682_o

Tiết mục múa nón của chị em phụ nữ

Mỗi khi tổ chức đón Xuân tết trung thu... tổ bếp của Hội bỏ tiền ra mua nguyên liệu làm các món ăn bán cho Bà con (gốc thu lại lãi cho vào Qũy Hội) bán ra với giá đắt hơn bình thường (ví dụ 2 euro/1 bánh khúc,..) nhưng người mua không phàn nàn vì họ biết số tiền lãi sẽ được chi vào tiền mừng tuổi thuê hội trường... Xuất phát từ số không đến nay Hội đã trang bị được gần đủ các phương tiện phục vụ các ngày Lễ, Hội đón Xuân hàng năm Chủ tịch lâm thời lên chúc Tết Bà con ngắn gọn không văn bản, không dịch thuật không bao giờ gửi thư chúc tết. Hỏi lí do tại sao không có thư chúc tết một thành viên Ban chấp hành lâm thời (BCH) nói: Chúng ta là người Việt sống ở Đức nên phải theo phong tục ở đây thời khắc sang năm mới chỉ có Tổng thống gửi thư, đọc lời chúc đầu năm chúng ta chưa thấy vị Tỉnh trưởng hay Thủ hiến bang chúc mừng bao giờ và ở Việt Nam cũng vậy mà duy nhất chỉ có Chủ tịch nước chúc mừng lúc giao thừa. Vậy một số Hội thường gửi thư chúc đầu năm thì sao? Câu trả lời đó là Hội chúng tôi không muốn thế, nực cười hơn có những Hội cũng có thư chúc Xuân mà Chủ tịch không ai bầu chỉ là tự nhận.

12322763_531252653719314_77879219548873115_o

Cùng gói Bánh chưng phục vụ cộng đồng

Mỗi khi có việc lớn tổ chức Lễ hội bao giờ cũng có thời gian trước lúc khai mạc đủ để các đấng mày râu giao lưu thăm hỏi sau bao ngày gặp lại để chị em "tạo dáng" chụp ảnh để tổ phục vụ bán đồ ăn thức uống các cháu nô đùa thỏa thích sau đó chương trình mới được bắt đầu công việc của Cộng đồng tất cả đều hướng về một nội dung kính thưa rất ngắn gọn chúc tụng không dài dòng bởi họ biết rằng không mấy ai nghe trọn vẹn những lời chúc mang tính hình thức ấy (dù sao vẫn phải có cho đủ gia giảm). Hai mươi lăm năm không hề có bất cứ cán bộ nào đến giao huấn, chúc mừng mà Hội vẫn vui vẻ, ấm cúng mang nặng tình người. Không cần đi hàng mấy trăm Km lên gặp gỡ, chém gió chen lấn để được chụp ảnh với lãnh đạo rồi coi đó là niềm tự hào của gia đình và dòng họ? Kết thúc một tiết mục văn nghệ dù hay đến mấy cũng không có ai lên tặng hoa, bắt tay ca sỹ cả vì ca sỹ là những người bạn họ gặp thường ngày khi đi chợ lúc Shopping... Sau 25 năm trên địa bàn cũng chỉ có một Hội duy nhất của người Việt không có Hội Cựu chiến binh (CCB), hay Hội đồng hương của một tỉnh hay thành phố nào bởi: Họ đến Harburg từ nhiều địa phương, và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều là người Việt nam.

Chưa cần bàn đến việc thành lập các Hội nhỏ lẻ nhằm mục đích gì tiêu chí hoạt động ra sao? hay chỉ hình thành để đánh bóng tên tuổi. Thực lực những Hội đó có mang lại lợi ích cho Cộng đồng hay không bởi có Hội CCB mà Chủ tịch chưa một ngày đi Bộ đội chính quy mà chỉ qua một khóa huấn luyện sỹ quan dự bị (vì những năm 80 sau khi tốt nghiệp Đại học thường có một khóa huấn luyện 3 tháng đào tạo sỹ quan dự bị ví dụ Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1982 đào tạo Sỹ quan hóa học). Vậy chỉ nên gọi là quân nhân dự bị chứ không thể là quân nhân thì có thể gọi là CCB được không? Sự hình thành và phát triển của Hội rất ngẫu nhiên không có kĩ sư, tiến sĩ, không có Giám đốc hay tổng Giám đốc, không có nhiều người được đào tạo đủ khả năng viết Dự án. Họ tự khẳng định bằng công việc, bằng sự cống hiến. Là một cộng đồng thành phần từ các nước Đông Âu từ miền Đông và những anh chị em là Thuyền nhân, họ lặng lẽ ra xúc tuyết, cắt cỏ làm những việc công ích không có lương và cứ như vậy dần dà Chính quyền thấy sự có mặt của người Việt ở Harburg không gây ảnh hưởng xấu, cộng với nhiều lí do về chính sách nhập cư Sở ngoại kiều tạo điều kiện trong khuôn khổ pháp luật đã mặc nhiên công nhận cho định cư. Theo chiều hướng như vậy đến nay Cộng đồng người Việt Harburg hòa nhập tốt vào xã hội Đức 70-80% đã mua nhà riêng có cuộc sống ổn định nhiều năm nay.

Lâu nay trên Báo đài và các phương tiện truyền thông nói nhiều về hòa hợp dân tộc sau nhiều năm Đất nước thống nhất thì Hội người Việt Lankreis Harburg là điển hình cho sự hòa hợp đó, việc bỏ đi hai từ Tỵ nạn trong tên gọi là một minh chứng (lúc đầu là Hội người Việt tỵ nạn L.K Harburg đến 2-2000) Về đối ngoại khi tham gia các việc cộng đồng Hội đều tổ chức thành Đoàn đến tham dự nhớ lại những lần Liên hiệp người Việt tại Đức tổ chức biểu tình chống Trung quốc xâm lược đều có sự hiện diện của Hội Harburg không kể những lần tự tổ chức biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung quốc ở Hamburg có đủ cờ đỏ sao vàng, cờ tam tài (của Việt Nam cộng hòa) vì chống xâm lược là nhiệm vụ của người Việt. Hai mươi lăm năm có hai đời Chủ tịch lâm thời (Hoàng Tiến nhận chức từ 2002, có lẽ ở CHLB Đức có ông này là một người tham quyền cố vị nhất) cùng với các thành viên BCH, BCH mà người Việt thường nói đùa là những người "thổi tù và hàng tổng" cứ lặng lẽ cống hiến, lặng lẽ làm việc vì cộng đồng không thích đánh bóng, nhưng họ làm được nhiều việc chỉ với mục đích là sân chơi cho những người XA QUÊ. Có ai đó đã so sánh: đồng tiền xu rất nặng, kêu to nhưng ít gía trị so với tiền giấy chúng ta ở Đức càng thấy rõ điều này. Hội người Việt Harburg là tiền giấy nhẹ không kêu nhưng giá trị. Các cháu thế hệ thứ hai cũng rất thành đạt đoạt giải cao trong các kì thi Olimpic môn Toán tỷ lệ vào Đại học cao.

Đặc biệt các cháu đạt giải không tự coi mình là thần đồng hay tài năng, sống hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, có chụp hình đưa lên mạng hay đăng tin trên các báo cộng động là việc của các Cô, Chú không cần bản quyền hay kiện tụng vì một bức hình. Người viết đã chứng kiến ở Rostock cháu Thảo My đạt giải nhất khi đi thi Piano quốc tế ở Balan ở lứa tuổi 7 đến 10 Thảo My đạt giải lúc 7 tuổi thành công là vậy nhưng khi trở lại với đời thường cháu vẫn vô tư đùa nô với bạn bè hay Vũ Đức Duy lọt vào tốp 3 trong tìm kiếm tài năng ai muốn chụp ảnh cháu đăng tải vào trang nào tùy tác gỉa. Thú thật nghe xem các cháu biểu diễn cho bà con Rostock do trình độ thẩm định âm nhạc người viết và nhiều người lớn tuổi chẳng hiểu được nhiều khi thấy mọi người vỗ tay tán thưởng cũng vỗ theo.

Thế mà ở Berlin có thời kiện tụng ầm ĩ chỉ vì bức ảnh một cháu gái có giọng hát OPERA gọi là có chút năng khiếu (lọt vào tốp hai). Chả lẽ nào quy luật càng đông người càng phức tạp còn tồn tại. Ngôi sao đó có sáng lên không, hay vụt tắt liệu người ta có gọi đó là tài năng hay chỉ là hiện tượng có nên chăng vì hiện tượng đó mà làm mất lòng người lớn?. Hình ảnh một người phụ nữ 59 tuổi đi thi tìm kiếm tài năng ở Việt Nam mục đích là kiếm tiền chữa bệnh cho em. Người phụ nữ ấy nghèo là thế, vất vả là thế nhưng bà không than thở không trách móc cuộc đời này mà bà nhìn mọi thứ xung quanh bằng ánh mắt bình thản khiến người ta ngưỡng mộ. Giữa cuộc sống hiện đại nơi mà người ta cứ mang chuyện nhà, chuyện người lên mạng xã hội để than thở, trách móc thậm chí là kiện tụng thì câu nói: CỨ LẶNG LẼ MÀ SỐNG của người phụ nữ ấy đã thực sự khiến họ phải xấu hổ, câm lặng và suy nghĩ về chính bản thân mình.

Đầu Xuân năm mới có đôi điều xin giới thiệu đến bà con cộng đồng khắp nơi những thành quả mà cộng đồng nguời Việt tại Harburg đã có được trong những năm tháng khó khăn mưu sinh trên xứ người, các thế hệ người Việt tại Harburg tuy đã hòa nhập vào đời sống, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại nhưng cũng còn nhiều điều trăn trở nhằm giáo dục con em các cháu được sinh ra tại gánh vác trọng trách của các thế hệ cha anh, giữ gìn ngôn ngữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt, đoàn kết xây dựng cộng đồng người Việt tại Harburg ngày càng vững mạnh trên quê hương thứ hai đồng thời trong tương lai hướng về, có những đóng góp và xây dựng Tổ quốc.

Harburg, Xuân Bính thân Nguyễn Hoàng

Nguồn: Thaibinh.de

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...