NGUYÊN TẮC ´SUY ĐOÁN VÔ TỘI´ & VIỆC ´CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ´ CỦA BÁO CHÍ

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
25/04/2018 | 06:32
Chuyên mục: Tin nước Đức
0 bình luận
NGUYÊN TẮC ´SUY ĐOÁN VÔ TỘI´ & VIỆC ´CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ´ CỦA BÁO CHÍ

Tình trạng đáng lo ngại đang diễn ra là khi xẩy ra một sự việc có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, báo chí đã vội vã đưa tin mà nội dung và cách thức đưa tin nhiều khi giống bản án của Tòa hơn là một bài báo. Vì vậy nên bị can đã bị kết án trước công luận trước khi có một bản án có hiệu lực. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

Việc này xẩy ra không chỉ ở Việt Nam, nơi đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền, mà ở Đức cũng vậy.

Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc „suy đoán vô tội“ („Unschuldsvermutung“) được đặc biệt coi trọng. Mặc dù trong luật tố tụng hình sự Đức không có quy định cụ thể về nguyên tắc này, nhưng nó được dẫn chiếu từ nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Đức nêu trong điều 20 Đạo luật cơ bản (Hiến pháp). Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền và điều 6, khoản 2 Công ước nhân quyền Châu Âu coi „nguyên tắc suy đoán vô tội“ là quy phạm cưỡng hành (Jus cogens).

Quy tắc nghề nghiệp của Hội đồng báo chí Đức quy định tại điều 13 về việc cấm báo chí „kết tội trước“ (Vorverurteilung). Điều này cũng được coi là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Thực tế hành xử lại không hẳn như thế!

Gần đây nhất, khi cha con cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal được tìm thấy ngất xỉu tại một vườn hoa ở Anh, chính giới Anh và phương Tây đã làm ầm lên vu ngay cho Nga đứng đằng sau vụ „ám sát“ này và thực hiện các hành động „đánh hội đồng“ vào Nga. Đáng tiếc việc tiến hành các hành động „trả đũa tập thể“ đã vội đưa ra trước khi có các chứng cứ xác đáng.

Khi trên truyền hình phương Tây đưa tin về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Duma (Syrien) ngày 07/4, Mỹ, Anh và Pháp vội đổ ngay cho chính quyền của Tổng thống Assad và tiến hành chiến dịch tấn công bằng tên lửa vào đất nước có chủ quyền này với mục tiêu là „tiêu diệt căn cứ hóa học“. Nhóm phóng viên quốc tế đã tự đến Duma để tìm hiểu và được nghe nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến phản bác lại quan điểm của phương Tây coi đây là đòn tấn công bằng vũ khí hóa học của quân chính phủ. 

Từ năm ngoái rộ lên vụ „bắt cóc“ một người Việt ngay tại trung tâm Berlin. Mặc dù chưa đưa ra bất kỳ một chứng cứ nào liên quan nhưng phía Đức đã có ngay những tuyên bố và biện pháp „cứng rắn“. Hôm nay (24/4) một người Việt ở Séc bị đưa ra Tòa án Berlin xét xử về hành vi bị coi là „tiếp tay cho việc bắt cóc“, nhưng trước đó gần một năm trời nay không chỉ nhà nước Việt Nam mà hàng loạt những người ABCD cũng đã bị dư luận báo chí Đức gián tiếp „kết án“. Ngay cả việc nêu tên của những người này trên báo chí khi không có chứng cứ xác thực và khi Tòa chưa tuyên án, cũng có thể coi là hành động „xâm phạm quyền nhân thân“ (Persönlichkeitsrecht) của người khác và đi ngược lại nguyên tắc hoạt động tố tụng hình sự.

Nhớ lại, nửa cuối thập niên 90 thế kỷ XX dư luận báo chí Đức dồn dập đăng bài, đưa tin „kết tội“ chính phủ Việt Nam „vi phạm luật pháp quốc tế“ khi không nhận trở lại những người không được phía Đức cho cư trú, ngay trong khi hai bên đang đàm phán để tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề này.

Tư duy nhà nước pháp quyền của báo giới Đức không biết để ở đâu hay họ cho là họ có quyền đứng trên/ngoài pháp luật?

Nguồn: Nguyễn Hữu Tráng

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan