NHÀ BÁO ĐỨC LÊN TIẾNG: ´TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM CÔNG KÍCH HÀNH ĐỘNG KHIÊU KHÍCH CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG´
Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
08/08/2019 | 10:21
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
Trang Deutsche Welle - DW (Làn sóng Đức), cơ quan truyền thông đối ngoại của Đức ngày 07/8 đăng tải bài viết của nhà báo Rodion Ebbighausen nhan đề “Truyền thông Việt Nam công kích hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển Đông” với nội dung như sau:
- Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã khiêu khích láng giềng trên biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. Trong thời gian qua, truyền thông Việt Nam đã kiềm chế, nhưng hiện nay đã thông báo vụ việc.
Trong hai tháng vừa qua, Trung Quốc đã khiêu khích các nước láng giềng trên biển Đông ở nhiều mặt trận. Đầu tháng 6, một tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Phillipine, tắt đèn tín hiệu và rời khói đó. Trong 6 tiếng, các ngư dân Phillipine phải chiến đấu sống con trên biển, trước khi tàu của Việt Nam cứu họ. Trung Quốc nói rằng vụ việc là một “tai nạn hiếm khi xảy ra”.
Trong hai tháng qua, cảnh sát biển Trung Quốc đã cản trở hoạt động khảo sát dầu mở của Rosneft – Tập đoàn dầu mỏ Nga tại khu vực Lô 06-01 nằm ở phía bắc bãi Tư Chính. Tập đoàn này hoạt động dưới sự cho phép của Hà Nội. Sự đe dọa của Trung Quốc là bất hợp pháp bởi lô này nắm trong lãnh thổ không tranh chấp của Việt Nam. Trả lời Deutshe Welle, ông Gregory Poling - Giám đốc “Sáng kiến minh bạch biển châu Á” cho biết “Không hề có bất cứ nghi ngờ nào về tính pháp lý. Trung Quốc không thể hợp pháp hóa những yêu sách về lãnh thổ chồng chéo”.
- Đe dọa an toàn năng lượng
Hiện tại, Việt Nam đã khai thác khí đốt trong khu vực này. Theo Poling, việc khai thác này rất quan trọng bởi nó chiếm khoảng 10% năng lượng của Việt Nam. Sự thái quá của Trung Quốc đang đe dọa an ninh năng lượng của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành những nỗ lực đe dọa. Ngay từ tháng 05/2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố rằng, không cho phép ai được tìm kiếm dầu khí trên lãnh thổ Trung Quốc mà không được nhà nước Trung Quốc đồng ý. Vào tháng 7/2017, trên cùng khu vực đó, tàu Trung Quốc bắt buộc tập đoàn khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha từ bỏ hợp đồng khoan dầu với Việt Nam bằng đe dọa sử dụng vũ lực.
- Truyền thông Việt Nam lên tiếng
Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia về Việt Nam, bởi tính nhạy cảm của đề tài nên cơ quan báo chí Việt Nam trong 2 tuần gần đây mới thông báo vụ việc bãi tư chính – dù vụ việc có ý nghĩa đáng kể với Việt Nam. Phía Việt Nam biết về sự phẫn nộ chống Trung Quốc mạnh mẽ. Năm 2018 và 2014 đã dẫn đến các cuộc biểu tình trên toàn quốc khó có thể kiểm soát được.
Theo Thayer, việc truyền thông Việt Nam lên tiếng vì áp lực của mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có nhiều thông tin và phân tích từ Mỹ và Hong Kong, các thông tin nêu lên sự hiếu chiến của Trung Quốc. Thêm vào đó, theo ông Poling (AMTI), có một thực tế là mọi nỗ lực chính trị trực tiếp với Trung Quốc để có một giải pháp đều là vô ích.
- Dàn dựng trên các phương tiện truyền thông
Ngay lập tức, chính phủ Việt Nam đã công khai vấn đề trên toàn quốc và quốc tế. Một trường hợp thiết lập chương trình nghị sự điển hình, nỗ lực ảnh hưởng truyền thông quốc tế. DW dẫn lời Giáo sư Thayer “Ngày 19/6, tôi được một nhà báo Việt Nam cho biết, họ đã được phép thông báo về sự việc đó, nhưng chỉ về khía cạnh Trung Quốc vi phạm luật phát quốc tế trong vụ việc này”.
Đồng thời, trước cuộc gặp thường niên của các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN đầu tháng 8 tại Bangkok, hội nghị có cả Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam phàn nàn rằng, cộng đồng quốc tế không ủng hộ đủ mạnh vị trí của Việt Nam trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
- Chiến dịch PR ít thành công:
Trong khi các phương tiện truyền thông Việt Nam tấn công toàn diện về khía cạnh vi phạm luật pháp biển của Trung Quốc, sự chú ý của quốc tế đã không tăng lên. Ví dụ: Bất kỳ ai đang tìm kiếm từ khóa "Biển Đông" trên Google thì người ta không thể thấy sự gia tăng việc tìm kiếm trong ba tháng qua. Từ khóa bằng tiếng Anh cũng ở mức độ thấp.
Tại Hà Nội, hiện đã có những cân nhắc mới, đem xung đột này giải quyết tại một tòa án quốc tế. Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague tuyên bố các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và cho Philipin quyền đó sau một vụ kiện kéo dài vài năm. Tuy nhiên quyết định này không mang tình pháp lý về mặt luật quốc tế.
Theo Thayer, một vụ kiện tiếp theo từ phía Việt Nam là “một bước tiến khổng lồ, nếu ta để ý tới việc Trung Quốc không muốn tiến trình kiện tụng của Philipine như thế nào.”. Chuyên gia Poling tin rằng “Hà Nội sẽ thắng. Họ có thể sao chép phần lớn những tường trình của Philipine, bởi Trung Quốc cũng vi phạm những khía cạnh của hiệp định quyền hàng hải UNCLOS như vậy”. Với một vụ kiện như vậy, những tiêu đề của truyền thông thế giới sẽ như được lập trình trước. Tuy nhiên với một vụ kiện như vậy cũng như những tin tức về nó, Hà Nội sẽ mất sự kiểm soát của mình.
Link bài của Nhà báo Rodion – DW:
Nguồn: TB dịch từ Link bài của Nhà báo Rodion – DW
Tin liên quan
< ...
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *