NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỨC NGƯNG TÀI TRỢ HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ

Đăng bởi:
08/12/2016 | 15:54
Chuyên mục: Sự kiện cộng đồng
0 bình luận
NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỨC NGƯNG TÀI TRỢ HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ

Từ mùa thu năm 2017, nhiều trường đại học ở Đức sẽ áp dụng lại quy định thu học phí đối với sinh viên quốc tế ngoài Liên minh châu Âu (EU). Biện pháp này là một phần trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách của Đức.

Hiện nay, thâm hụt ngân sách cho giáo dục của Đức là hơn 50 triệu USD mỗi năm. Theo quy định mới, sinh viên quốc tế ngoài EU có thể phải trả khoảng 1.600 USD mỗi học kỳ, theo The Independent.

Quy định đóng học phí được áp dụng tại các trường đại học ở bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức. Những trường này hiện vẫn miễn học phí cho sinh viên ngoài EU.

Vào năm 2011, bang Baden-Württemberg của Đức quyết định miễn toàn bộ học phí cho sinh viên quốc tế. Đến năm 2014, các trường đại học trên toàn nước Đức cũng ban hành chính sách tương tự.

Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt ngân sách đã khiến bang Baden-Württemberg quyết định thu học phí kể từ năm 2017. Bộ Giáo dục Đức cho biết họ không còn đủ ngân sách để tài trợ cho giáo dục đại học miễn phí.

Đối với những người học để lấy tấm bằng đại học thứ 2 ở Đức thì mức phí đóng mỗi học kỳ sẽ giảm xuống còn gần 700 USD/học kỳ. Nhiều nhận định cho rằng chính sách học phí với sinh viên quốc tế sẽ được nhiều bang ở Đức khôi phục trong thời gian tới.

Trong khi cơ quan quản lý giáo dục bang Baden-Württemberg đang nỗ lực cắt giảm thâm hụt thì họ cũng cố gắng tránh gây tổn hại đến danh tiếng và tốc độ phát triển công nghệ của các trường đại học có đông sinh viên quốc tế”, người phát ngôn Đại học Konstanz (Đức) nói với tờ The Independent.

Hiện nay, Đức là một trong số ít những nước châu Âu cung cấp giáo dục đại học miễn phí. Ngoài Đức ra còn có Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.

Nguồn: Nước Đức – Ảnh bìa: Hội Sinh Viên Việt Nam Berlin – Potsdam

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...