Ở ĐỜI DÙ MẤT TẤT CẢ CŨNG ĐỪNG ĐÁNH RƠI NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI
Nho giáo cho rằng, trong 5 đức tính của người quân tử: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” thì chữ Nhân đứng đầu. Bởi xem trọng đức Nhân, nên người xưa dẫu rơi vào bước đường cùng, thì vẫn bảo vệ phẩm giá, giữ gìn khí tiết, và khi đối diện với cái chết vẫn thể hiện được sự trong sạch và tôn nghiêm.
Làm người phải có đức Nhân (仁) thì mới được gọi là người (人). Như vậy, không phải tiền tài, không phải địa vị, cũng không phải quyền lực hay gia cảnh bề thế, mà chính những phẩm đức tích luỹ qua quá trình tu dưỡng lâu dài mới khiến con người thực sự là “người”, mới khiến con người trở nên cao quý và tôn kính. Trong Vi lô dạ thoại có một câu nói mà ngẫm đi ngẫm lại vẫn thấy thật sâu sắc, và câu nói ấy, suy đến cùng, cũng là để nói đến chữ Nhân này:
- Không tiền bạc không phải là nghèo – không có học mới là nghèo;
- Không địa vị không phải là hèn – không có liêm sỉ mới là hèn;
- Không sống lâu không phải là yểu mệnh – không có những việc đáng kể lại mới là yểu mệnh;
- Không con cái không phải là cô độc – không có đức mới là cô độc.
Vậy thì, xoay trở lại mà nói, giữa cái bộn bề của cuộc sống, giữa cái bon chen của cuộc đời, thì dù bạn đang thấy mình chịu tổn hại, cũng đừng quên rằng: cuộc đời như gió thoảng mây trôi, danh lợi như phù du chìm nổi, nhưng chỉ riêng chữ “Nhân cách” này là sống mãi…
Nguồn: Philip Nguyen - Theo STT
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *