Sơ lựợc về 44 năm hợp tác lao động và sự hình thành, phát triển, hội nhập của cộng đồng người Việt tại Đức
Bài phát biểu tại cuộc gặp mặt ngày 03.10.2024
Kính thưa: Ông Phạm Huy Phương, thường trực ban CTCĐ đại Sứ Quán
Kính thưa: Các vị đại biểu và các anh chi em Nguyên là đội truởng, đội phó và cán bộ phong trào, phiên dịch HTLĐ thời DDR có mặt hôm nay.
Cho phép tôi nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các vị đại biểu, các anh chi em đã không quản đường xá xa xôi giành thời gian tới đây tham dự buổi gặp mặt hôm nay và tôi cũng rất cám ơn các anh chi em trong ban tổ chức, cảm ơn các nhà tài trợ đặc biệt là chị Trương Minh Hương người tài trợ chính cho buổi gặp mặt nay. Buổi gặp mặt này là nguyện vọng và sự mong đợi của anh chị em chúng ta trong suốt nhiều năm qua kể từ khi thống nhất nước Đức tới nay đã hơn 30 năm, nhưng chúng ta chưa có dịp thực hiện. Lần này với sự động viên của nhiều anh chi em và sự hỗ trợ đắc lực của chi Hương và qua trao đổi với ông Nguyễn văn Hiền CT Liên Hiệp Hội Người Việt tại CHLB Đức, ông Phạm Huy Phương, thường trực BCTCĐ cũng ủng hộ ý tưởng này, nên trong một thời gian rất ngắn chúng tôi mạnh dạn quyết định tổ chức buổi gặp mặt hôm nay.
Kính thưa Quý vị: Quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và CHDC Đức đã được chủ tich Hồ chí Minh và Wilihelm Pieck xây dưng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Mối tình hữu nghị đoàn kết đó ngày càng phát triển gắn bó giữa hai dân tộc Viêt Đức. Từ thời Cộng hòa dân chủ Đức cho đến CHLB Đức ngày nay. Lich sử người nhập cư của Đức đã có trên 300 năm, nhưng đối với người nhập cư Việt Nam thì bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, đó là những thiếu sinh quân Viêt Nam đầu tiên được gửi sang Đức học tập và đào tạo để sau này trở về phục vụ xây dựng Tổ Quốc, chúng ta rất tự hào trong số đó có một số các anh chi đang có mặt trong hội trường ngày hôm nay. Kể từ đó những thập niên tiếp theo, nhiều thế hệ thanh niên ưu tú của Việt Nam đã được cử sang Đức học tập nghiên cứu, tại các trường Đại học, các trường Công nhân kỷ thuật. Họ đã tốt nghiệp xuất sắc trở về nước và đóng góp sức mình với những khiến thức đã học được ở Đức vào công cuộc xây dựng Tổ Quốc, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều người đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước. Ngày 11.04.1980 hiệp định hợp tác lao động giữa nước Việt Nam và CHDC Đức được ký kết. Nhằm giúp bạn giải quyết vấn đề thiếu lao động, đồng thời giúp Việt Nam giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động có điều kiện giúp đỡ gia đình, đồng thời giúp cho Việt Nam có thêm thu nhập về ngoại tệ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn sau chiến tranh và đang bị cấm vận. Trên cơ sở của hiệp định LĐ hàng chục ngàn lao động Việt Nam được gửi sang Đức làm việc, cao điểm vào những năm 1987, 1988,1989 có khoảng 60000 lao động Việt Nam làm việc trong hơn 700 và xí nghiệp và liên hiệp tại CHDC Đức trong hầu hết các lĩnh vực và trên khằp các điạ phương của CHDC Đức. Để có thể quản lý và giúp đỡ người lao động hàng ngàn cán bộ, kỷ sư và công nhân kỷ thuật đã học tập ở Đức có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đươc tuyển chọn và cử sang Đức làm cán bộ quản lý (Đội trưởng, đội phó, cán bộ Đảng, Đoàn và phiên dịch). Họ chính là cầu nối giữa người lao động VN với xã hội Đức, chăm lo sức khỏe, việc làm và quan hệ với xí nghiệp. Đại đa số người lao đông được cử sang Đức là thanh niên, con em của các gia đình chính sách, gđ CBCNV, con em nông thôn và bộ đội phục viên, xuất ngũ phần lớn chưa được đào tạo, nghề nghiêp, không biết tiếng Đức, thiếu kiến thức hiểu biết về xã hội Đức vì vậy đội trưởng và phiên dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dìu dắt, hướng dẫn và định hướng mọi hoạt động của người lao động. Với sự giúp đỡn tận tình của đôi ngũ cán bộ đôi và phiên dịch cùng sự hưỡng dẫn tận tình của bạn, mặc dầu chưa được đào tạo nghề nghiệp nhưng lao động Việt Nam đã nhanh chóng làm quen với cuộc sống và nghề nghiệp, với tính siêng năng, sáng tạo, khéo tay người lao động Việt nam đã sớm làm chủ được công việc và luôn đạt và vuợt năng suất lao động, được phía bạn và nhà nước Việt Nam đánh gia rất cao những đóng góp của người lao động VN vào sự phát triển Kinh tế của CHLB Đức và Việt Nam cũng như mối quan hệ hữu nghị giữa 2 dân tộc.
Năm 1999 với sự biến động chính trị ở nước Đức và châu âu (Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền CHDCD sụp đổ, chính phủ quá độ được thành lập chuẩn bị cho quá trình tái thống nhất nước Đức, đã ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của lao đông Việt Nam, họ đứng trước sự lưa chon rất khó khăn với một tương lai bất định.
Ngày 12.05.1990 đoàn đại biểu của chính quyền chuyến tiếp của DDR do bà Almult Berger quốc vụ khanh bộ lao động và đồng thời là đặc phái viên phụ trách ngoại kiều của hội đồng bộ trưởng CHDC Đức làm trưởng đoàn sang Việt Nam đàm phán với bộ lao động thương binh và xã hộiViệt Nam về thay đổi và sung cho hiệp định hợp tác lao đông, theo bà Berger đây là một nhiệm vụ rất khó khăn đặt ra cho cả hai phía. Phía Đức đang trong qua trình chuyển tiếp nền kinh tế kế hoạch tập trung không còn hoạt động được nữa , các xí nghiệp được chuyển giao cho một tổ chúc ủy thác (Treuhand) quản lý để tiến hành tư nhân hóa,cổ phần hóa vì vậy hiệp định lao động cũ không còn phù hợp, Phía việt Nam cũng có nhiều khó khăn là hàng chục ngàn lao động mất việc làm, mất thu nhập và nhà nướcViệt Nam cũng mất một khoản thu nhập ngoại tệ do người Lao động VN ở nước ngoài gửi về trong lúc nền kinh tế Viẹt nam đang bị cấm vận. Tuy vậy trải qua gần một tuần đàm phán tích cực nghị định thư đã được 2 bên nhất trí thông qua và đã thống nhất ký kết. Sau đó tâm trạng bà Berger vừa vui, buồn. Một mặt đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi đi, đồng thời cũng thấy áy náy và thương cảm với người lao động vì hàng người đã vỡ mộng trước khi sang Đức lao động, họ và gia đình đứng trước tương lai bất định.
Nội dung chính của nghị định thư: Vì lý do kinh tế bất khả kháng các xí nghiệp có quyền cắt hợp đồng đối với người lao đông trước thời hạn hợp đồng đã ký kết. Người lao động có thể lựa chon trở về nước với khoản hỗ trợ bằng 70% 3 tháng lương = 3000,E hoặc ở lại nước Đức đến hết thời hạn hợp đồng đã ký và hưởng thất nghiệp theo chế độ của Đức sau đó phải chứng minh đảm bảo được thu nhập qua việc làm công hay tự hành nghề để đủ nuôi sống, có chổ ở thì mới tiếp tục được ở lại Đức. Ngày 13.06.1990 hội đồng bộ trưởng CHDC Đức thông qua nghi định thư bổ sung và cho phép người lao động Việt Nam ở lại có quyền xin giấy phép lao động (Arbeitserlaubnis hoặc xin giấy phép tự hành nghề lưu động với hạn chế chí được phép hoạt động trong các bang mới sát nhập (Reisegewerbeerlaubnis). Trên cở sở của nghị định thư các xí nghiệp đã sa thải gần hết người lao động Việt Nam. 40000 Lao động Việt Nam đã chọn con đường hồi hương với 3000 DM tiền hỗ trợ với một tương lại bất định, khoảng 20000 người chon con đường tiếp tục ở lại nước Đức để lập nghiệp với bao khó khắn ở phía trước, không việc làm, không chỗ ở cố định. Người lao động VN đang được yêu thích bỗng nhiên trở thành người hạng 3. Họ không thể tìm được việc làm, vì nếu có một chỗ làm thì trước hết dành cho người Đức, sau đó đến công dân châu âu rồi mới đến người Việt Nam, vì vậy người lao động từ chỗ làm công ăn lương nay đã phải trở thành các doanh nhân bắt buộc bằng cách đị bán hàng rong (Reisegewerbe) quần áo, băng đĩa, thuốc lá vvv trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có cầu ắt phải có cung các khu tập thể Hans-lochstraße (Sewanstraße, Erich-Glückau (HawemanStr) Gehrensee str.) bắt đầu hình thành các khu giao hàng. Sau thống nhất nước Đức vào ngày 03.10.1090 số người Viêt Nam từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũng sang Đức xin tỵ nan, một số người đi từ VN qua các nước đông Âu cũng sang Đức xin tỵ nạn. Các băng đảng tội phạm Việt Nam tranh dành địa bàn hoạt động, công với nạm bài nước ngoài của lực lượng cực hữu đánh vào chỗ ở của người Viêt Nam: Lichtenhagen Rostock, Hyeswede, hay ở Bodowering in Berlin (Nguyễn Văn Tú đã bị bắn chết giữa ban ngày) làm cho cuộc sống người Việt Nam sống trong lo sợ và bất ổn. Từ cái chết của anh Tú Cộng đồng VN đã tổ chức một cộc tuần hành chống chủ nghĩa phát xít mới và đòi quyền bình đẳng cho người việt Nam.
Phong trào đấu tranh đòi quền ở lại „ Bleibrecht“ cho người lao động với sự giúp đỡ của một số chính trị gia và đảng phái, đặc biệt là bà Almutberger đã kéo dài gần 7 năm từ 1990 đến 1997 thông qua nhiều hình thức vận động chính trị, tuần hành, thỉnh nguyện thư gửi quốc hội Đức, giửi đặc phái viên phụ trách ngoại kiều chính phủ liên bang, tuần hành , biểu tình, trình bày ý kiên tại các buổi họp của tiếu ban chính sáchh ngoại kiều,về pháp lý đã đặt đơn phản đối „ Wiederspruchsverfahren“ với sự giúp đỡ của nhóm luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm“. Tình hình lưu trú của người lao động từng bước đươc cải thiện từ dạng lưu trú Aufenthaltsgememingung, Aufenhalterfassung, Aufenhaltsbefugnis 1992. Tại hội nghị bộ trưởng bộ nội vụ liên bang tháng 7.1997 „Quy định quyền lưu trú của nguời lao động“ được thông qua. Trong đó quy định người lao lao động đáp ứng được một số điếu kiện nhất định sẽ được cấp lưu trú dài hạn ở Đức Unberisteteaufenthalteafenhaltserlaubnis. Từ đó người lao động mới có điều kiện đoàn tụ gia đình đón vợ, chồng và con sang đoàn tụ gia đình,có đầy đủ chế độ nghi thai, chế độ nghỉ đẻ, tiền con, vvv. được phép tham gia các lớp học tiếng, học nghề mà trước đây không được phép. Từ đó một dự tiên phong (pilotsprojek) với sự hỗ trợ của châu Âu) học tếng Đức, học nghề Hàn, nghề may, làm đầu cắt tóc, nghề là đẹp, dự án „tạo cơ hội bình đẳng cho kinh tế của người nhập cư nhiên cứu về so sánh giữa hoạt động kinh doanh của 3 nhom người nhập cư: Việt Nam, Ba Lan và Nga làm cơ sơ cho các nhà lập chính sáchvvv. Năm 2019 chính phủ Đức cho phép nới rộng cứu xét đối với những trường hợp đặc biệt mà trước đây chưa đủ điều kiện cấp giấy phép lưư trú dài hạn. Công đồng người Việt làm ăn ngày càng ổn định mở của hàng cửa tiệm (cửa hàng quần áo, sửa chữa, hoa quả, nhà hàng ăn uống, làm móng, chăm sóc sắc đẹp vvv. Các trung tâm thương mại của người Việt cũng được hình thành và ngày càng phát triển (TTTM Đồng Xuân, TTTM Tài Bình Dương, Madenburg vvv), con em của người lao động đạt thành tích học tập rất cao trong các trường học, tỷ lệ vào học sinh VN vào các trường chuyên và đại học rất cao so với các cộng đồng nhập cư khác. Cộng đồng người việt ngày càng lớn mạnh và phát triển. Từ một người lao động ban đầu nay đã có đến 3 thế hệ, uy tín của người việt ngày càng được xã hội Đức công nhận (từ một công đồng ít được nhìn nhận „Unsichtbaren Community“ nay trở thành CĐ đực xã hội biết đến „ sichtbar Community).
Các cháu thế hệ thứ 2, nhiều cháu đã trở thành chính trị gia, công an, công chức, luật sư, các nhà khoa học, bác sỹ, lập trình viên ,công nhân kỹ thuật vv.
Chính phủ Đức cũng rất quan tâm đến người lao động đã có nhiều chính sách phù hợp để đảm bảo cho người lao đông không bị thiệt thòi do bố cảnh xã hội lúc bấy giờ để lại, năm 1999 đã công nhận thời gian làm việc của người lao động được tính vào thời gian làm việc liên tục khi nghỉ hưu, nhưng không được tính tiền vì thời gian đó đã đóng bảo hiềm hưu trí cho Việt Nam. Tháng 6 năm 2024 nhà Đức đã thông qua luât quốc tịch mới trong cũng có nhưng ưu tiên đặc biệt đối với người lao động: không phải thi hiểu biết về xã hội, không đòi hỏi có chứng chỉ tiếng đức, không đòi hỏi phải có chứng nhận thu nhập vvv.
Bên cạnh cộng đồng gia đình người lao động, còn có một bộ phận không nhỏ ngừời Việt từ các nước đông âu và từ việt nam sang bằng nhiều con đường khác nhau nay cũng đã dần ổn định. Các cháu sinh viên sang học tập theo diện được nhà nước cử đi cũng như các cháu đi học tự túc, du học sinh học nghề vvv. và một cộng đồng người Việt sang Đức sau năm 1975 chủ yếu sống ở các bang phía tây cũng đã hội nhập rất tốt. Theo con số thông kê hiện tại có khoảng trên190000 người gốc Việt đang sinh sống tai Đức trong có khoảng hơn 28000 sống ở Berlin và phần lớn tại quận Lichtenberg và Marzahn. Cộng đồng người việt tại Đức hiện nay có số lượng đông thứ 2 ở châu Âu sau Pháp.
Bên cạnh những thành quả mà cộng đồng người việt đã đạt được thì vẫn còn hàng ngàn người việt đang sống không có giấy tờ, không công ăn việc làm, không có báo hiểm ốm đau, hoăc phải làm những nghề không mong muốn như cờ bac, trộm cắp, mãi dâm, ăn xin vvv. Nhiều người cảm thất vọng và vỡ mộng vì bị các nhóm dich vụ lừa đảo. Nhiều người phải đến các văn phòng xã hội nhờ giúp đỡ. Tỷ lệ người việt phải xin thêm hỗ trợ của nhà nước (Hartz 4 cao hơn so với người Đức). Việc giáo dục con cái cũng có nhiều vấn đề giữa bố mẹ và con cái (mâu thuẫn thế hệ) vì bất đồng ngôn ngữ và thiếu hiểu biết kiến thúc xã hội và kỹ năng nuôi dạy con cái vvv.
Thưa các anh chị hôm nay chúng ta gặp lai nhau ở đây sau hơn 30 năm kể từ ngày nước Đức thống nhất và cũng từ ngày BQLYLĐ động không còn hoạt động, chúng tôi cũng đã có vai lần trao đổi nguyện vọng này với BCTCĐ nhưng mãi đến nay mới thúc hiện được. Nhìn lại những gì cộng đồng người Việt mình đã đạt được chúng ta cảm thấy tự hào vì chúng ta những cán bộ đội và phiên dich trước đây đã góp phần không nhỏ trong suốt chiều dài sự hình thành, đấu tranh cho quyền ở lại, giữ vững và phát triến hội nhập của cộng đồng người Việt tai Đức. Các anh chị em nguyên là cán bộ các đội lao động và phiên dich vẫn là các nhân tố tích cực trong các hoạt động của cộng đồng, nhiều anh chị em vẫn là lãnh đạo các hội đoàn, hoặc đang làm việc trong các tổ chức của bạn...
Một khía cạnh chúng ta cũng cảm thấy hơi chạnh lòng vì có lẽ cuộc sống quá sôi động, quá nhiều hội đoàn nên chúng ta đã bị lãng quên,bên cạnh đó anh chị em chúng ta đã đến tuổi về hưu, nhưng những năm tháng chúng ta đóng góp cho Việt Nam đến nay vẫn không được công nhận và nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ xứng đáng. Nhiều anh chi em chúng ta đã cống hiến cho việt nam 15-20 năm cho nên khi về hưu ở Đức thời gian chúng ta không đủ để được hưởng mức lương tối thiểu (Mindesrente) theo quy định nên phần lớn anh chi em chúng ta chỉ nhận đựợc lương hưu rất ít không đủ sống mà phải sống dựa vào trợ cấp (Grundsicherung) của nhà nước Đức. Qua đây chúng tôi cũng mong muốn cơ quan đại diện và nhà nước Việt Nam quan tâm hơn nữa đến khối công nhân hợp tác lao động, động viên họ khi về gìa để có cuộc sống tinh thần, vật chất và chăm sóc y tế để họ tiếp tục cống hiến và sống vui vẻ những năm tháng tuổi già sung vầy với con cháu, làm chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu gắn kết với quê hương.
Có một điều mà có lẽ nhiều người trong chúng ta còn trăn trở là đã đến lúc cộng đồng người Việt chúng ta nên cùng nhau ghi chép để viết thành trang sử nhập cư của người Việt tại Đức để lưu truyền cho các thế hệ kế tiếp...
Một lần nữa xin được cảm ơn sự có mặt và lắng nghe của của quy vị.
Chúc cho buổi tôi hôm nay của chúng ta thật đầm ấm và vui vẻ.
Kính chúc quý vị đại biểu và các anh chị em cùng gia đình sức khỏe và có nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
Nguồn: Viet-bao.de theo bài viết của ông Nguyễn Quốc Hùng
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *