TIN NÓNG: Các nhà bán lẻ Đức lo ngại tình trạng hàng hóa tắc nghẽn trong mùa xuân này.
ALDI và các Công ty bán lẻ của Đức đang hoãn các chiến dịch quảng cáo do lo ngại thiếu hụt.
Do phiến quân Houthi đã tấn công các tàu ở Biển Đỏ kể từ tháng 11 - gây hậu quả cho chuỗi cung ứng. Hậu quả từ cuộc chiến ở Trung Đông đang khiến nhiều nhà bán lẻ ngày càng đau đầu. Việc phong tỏa ở Biển Đỏ đã gây ra sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa từ châu Á trong nhiều tuần. Ngoài ra, Tết Nguyên đán với nhiều tuần đóng cửa nhà máy có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn, Aldi Nord lo ngại rằng có thể thiếu hàng gia dụng, đồ chơi và đồ trang trí. Gã khổng lồ bán lẻ ALDI cho biết các chiến dịch quảng cáo cho một số sản phẩm giờ đây sẽ bị hoãn lại cho đến khi nguồn cung được đảm bảo.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, các nhà máy ở Trung Quốc sẽ đóng cửa từ 2 đến 4 tuần kể từ ngày 10/2. Vì vậy, nhiều công ty phụ thuộc vào hàng Trung Quốc thường cố gắng đặt hàng trước càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng qua biển gặp khó khăn. Ngoài ra, chi phí cho mỗi container 40 feet từ khoảng 7.000 USD vào tháng 11, giờ tăng lên khoảng 9.000 USD đến 10.500 USD - Giám đốc điều hành Cardinal Global Logistics người Anh cho biết.
Nguyên nhân của sự chậm trễ là các cuộc tấn công gia tăng của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ kể từ tháng 11. Họ muốn thể hiện sự ủng hộ đối với nhóm Hồi giáo Palestine Hamas, nhóm đang chiến đấu chống lại Israel ở Dải Gaza
Các cuộc tấn công làm gián đoạn tuyến đường thương mại đông-tây quan trọng khi các tàu thuyền sử dụng Biển Đỏ làm đường vào Kênh đào Suez. Nhiều công ty vận tải biển, bao gồm Hapag-Lloyd của Đức và Maersk số hai thế giới, hiện đang tránh tuyến đường này. Thay vào đó, nhiều công ty đã đặt cho hàng tàu của họ đi vòng quanh miền nam châu Phi. Việc chuyển hướng sẽ làm tăng thêm khoảng 1 triệu USD chi phí nhiên liệu và kéo dài thêm khoảng 10 ngày cho hành trình.
Các đơn đặt hàng hiện đã được chuyển tiếp và tập trung nhiều hơn vào các nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Nhìn chung, các nhà bán lẻ Đức không mong đợi các kệ hàng trống rỗng trong cửa hàng của họ.
Các đơn đặt hàng hiện đã được chuyển tiếp và tập trung nhiều hơn vào các nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Nguồn: Viet-bao.de lược dịch từ n-tv.de
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *