TIN NÓNG: Sốt xuất huyết ngày càng phổ biến ở Berlin.

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
11/04/2024 | 03:48
Chuyên mục: Tin nước Đức
0 bình luận
TIN NÓNG: Sốt xuất huyết ngày càng phổ biến ở Berlin.

Trang morgenpost.de vừa cập nhật, ngày 10.4.2024, hiện càng có nhiều du khách đến Berlin bị sốt xuất huyết, có 13 trường hợp đã được báo cáo vào tuần trước, lây truyền từ muỗi hổ châu Á (loài có kích thước từ 3 đến 8 mm).

Theo báo cáo hàng tuần hiện tại của Văn phòng Y tế và Xã hội Nhà nước (Lageso), từ năm 2024, tại Berlin đã có 39 trường hợp được xác nhận mắc bệnh sốt xuất huyết nhiệt đới, những con số đáng báo động.

Các chuyên gia khuyến nghị với những người đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao như Thái Lan hay Brazil nên tiêm phòng sốt xuất huyết.

Giám đốc Trung tâm Y tế Toàn cầu tại Berlin Charité, Beate Kampmann cho biết: “Chúng ta phải chuẩn bị cho thực tế là một số bệnh truyền nhiễm mà chúng ta chưa từng thấy từ trước đến nay sẽ ảnh hưởng đến chúng ta”.

Tuy nhiên, các trường hợp sốt suất huyết được báo cáo bị muỗi đốt ở Berlin cũng đều đến từ những du khách quay trở lại nước Đức.

Làm thế nào để „đuổi“ được muỗi hổ:

Thường xuyên đổ sạch các thùng chứa nước   Thùng mưa phải luôn được che chắn Thay vì phun thuốc trừ sâu, bạn có thể đuổi muỗi một cách tự nhiên bằng cách trồng bụi cà chua và cây óc chó vì Côn trùng không thể chịu được mùi của những cây này.

Văn phòng Y tế và Xã hội Nhà nước cho biết, các đàn muỗi hổ Châu Á đã được phát hiện vào mùa hè năm ngoái ở Neukölln và trong mười khu vườn được giao ở Treptow-Köpenick.

Một loại vắc-xin tương đối mới chống lại bệnh sốt xuất huyết đã có từ năm 2023, nhưng theo Tropeninstitut.de, hiện chưa có liệu pháp đặc biệt nào chống lại loại bệnh này và các chuyên gia cảnh báo, nên tránh bị sốt xuất huyết lần thứ hai vì tình trạng này thường nghiêm trọng hơn nhiều so với lần nhiễm trùng đầu tiên.

Sốt xuất huyết còn được gọi là “sốt gãy xương” vì loại virus này gây đau khớp cực độ, cũng như đau đầu và đau nhức cơ thể. Trong trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến suy đa cơ quan và thậm chí tử vong. Mọi người đừng chủ quan, nếu bị sốt nên đến gặp bác sĩ ngay.

Tại Đức, giám sát côn trùng đã được lên kế hoạch ở Berlin và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở châu Âu.

Trang medlatec.vn đưa tin về bệnh sốt xuất huyết:

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đánh giá, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại nhất do muỗi gây ra bởi tốc độ lây lan rất nhanh, có thể bùng dịch với quy mô lớn. Ở nước ta, Sốt xuất huyết cũng là bệnh phổ biến, các phương pháp kiểm soát bệnh chủ yếu là phòng ngừa muỗi sinh sôi, phát triển và gây truyền bệnh.

Sau khi virus gây sốt xuất huyết lây truyền từ muỗi vằn sang cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Sau 4 - 7 ngày, triệu chứng khởi phát là sốt cao liên miên. Sau đó, người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, các khớp cơ cũng đau nhức.

Virus sốt xuất huyết gây tổn thương sâu bên trong bạch huyết và mạch máu, khiến cơ thể bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức có thể gây xuất huyết, các triệu chứng lúc này là: chảy máu cam, đại tiện ra máu, chảy máu chân răng,…

Nếu xuất huyết nặng không được kiểm soát, huyết áp tụt nhanh chóng, thân nhiệt người bệnh giảm đến dưới 35 độ C, tình trạng sốc này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, tình trạng mất máu nhiều, huyết tương tăng gây tràn dịch màng phổi, phù não gây hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị sốt xuất huyết thế nào?

Sốt xuất huyết do Virus gây ra nên cách điều trị tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể sản sinh kháng thể tự chống lại bệnh. Để cải thiện hệ miễn dịch, người bệnh cần được nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được theo dõi cẩn thận, chăm sóc y tế khi có dấu hiệu sốc do xuất huyết nặng, xử lý kịp thời nếu có biến chứng.

Điều trị sốt xuất huyết hiện nay vẫn là điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng và ngừa sốc gồm:

- Dùng thuốc hạ sốt

Bệnh nhân sốt xuất huyết trong những ngày đầu bị sốt cao sẽ cần sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol, không sử dụng thuốc hạ sốt aspirin hoặc ibuprofen. Việc sử dụng sai thuốc hạ sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, như Aspirin có tác dụng ngăn tiểu cầu tập kết, khiến bệnh nhân xuất huyết dạ dày nặng.

- Biện pháp hạ sốt hỗ trợ

Sốt cao khiến người bệnh khó chịu, suy kiệt, một số biện pháp sau sẽ giúp giảm bớt triệu chứng: đắp khăn ấm lên trán, lau nách, lau người,…

- Uống nước và điện giải

Bù nước và điện giải giúp hạ sốt và tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Người lớn cần uống 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày, ngoài nước có thể bổ sung nước trái cây, nước điện giải Oresol.

Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, kể cả trẻ em hay người lớn mắc bệnh. Vì thế không được chủ quan, khi thấy bất cứ dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và theo dõi. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Viet-bao.de lược dịch theo morgenpost.de và Tổng hợp

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ... 347348