Tinh gọn bộ máy Chính phủ Việt Nam

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
25/12/2024 | 17:18
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
Tinh gọn bộ máy Chính phủ Việt Nam

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ sắp xếp, hợp nhất một số bộ và cơ quan ngang bộ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Cụ thể, các phương án sáp nhập dự kiến như sau: 8 Bộ giữ nguyên gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

10 Bộ còn lại sẽ thay đổi như sau:

- Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính: Tên gọi sau sáp nhập dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. 

- Hợp nhất Bộ Giao thông Vận tải với Bộ Xây dựng: Tên gọi sau sáp nhập dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị. 

- Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tên gọi sau sáp nhập dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc hợp nhất này nhằm khắc phục sự chồng chéo trong quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học. 

- Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ: Tên gọi sau sáp nhập dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin. 

- Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ: Tên gọi sau sáp nhập dự kiến là Bộ Nội vụ và Lao động. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ được chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo; chức năng về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội sẽ chuyển sang Bộ Y tế. 

Sau khi thực hiện các sắp xếp này, bộ máy của Chính phủ sẽ giảm từ 30 đầu mối xuống còn 21, bao gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Việc tinh gọn này nhằm giảm thiểu sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. 

Chính phủ Việt Nam hiện tại có 18 bộ gồm: 

- Bộ Quốc phòng; 
- Bộ Công an; 
- Bộ Ngoại giao; 
- Bộ Nội vụ; 
- Bộ Tư pháp; 
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 
- Bộ Tài chính; 
- Bộ Công Thương; 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 
- Bộ Giao thông vận tải; 
- Bộ Xây dựng; 
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; 
- Bộ Thông tin và Truyền thông; 
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 
- Bộ Khoa học và Công nghệ; 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Y tế. 

Dự kiến, các phương án sáp nhập và tinh gọn bộ máy sẽ được thảo luận và quyết định trong các cuộc họp của Trung ương và Quốc hội vào tháng 2 năm 2025. 

Nguồn: Viet-bao.de theo Nguyễn Đức Thắng, Tổng hợp theo Báo điện tử Chính phủ

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...