TU DƯỠNG KHÍ CHẤT ĐIỀM ĐẠM, BÌNH THẢN
1. Kiềm chế mong muốn khoe khoang:
Tránh quá mức phô trương thành tích của mình, tin rằng người khác sẽ công nhận năng lực của ta chứ không phải khoa trương để tôn mình, hạ người - kiêu mạn .
2. Quản lý cảm xúc dù gặp bất cứ chuyện gì:
Trước tiên hãy kiểm soát được cảm xúc của mình rồi mới phát biểu chính kiến - đừng biến việc giải quyết vấn đề thành một sự giải tỏa cảm xúc nhất thời nông nổi,
3. Hãy chuẩn bị trước khi nói chuyện quan trọng:
Sắp xếp suy nghĩ đảm bảo sự rõ ràng, logic và tôn trong sự thật khi bày tỏ suy nghĩ của mình như vậy đối phương dễ dàng hiểu ý bạn hơn.
4. Cẩn trọng trong lời nói và hành động:
Một số sự việc không chắc chắn không nên nói ? tốt nhất hãy giữ im lặng. Đừng nói lời quá khích- bình tĩnh mới biểu đạt, tránh nói gây tổn thương, tôn trọng đối phương là tôn trọng chính mình.
5. Tránh cãi vã về những chuyện nhỏ nhặt:
Đừng lãng phí thời gian và năng lượng vào việc tranh cãi với người khác về những chuyện không quan trọng.
Mỗi người đều có những thành kiến của riêng mình. Lắng nghe để thay đổi mình tốt hơn . Cầu thị một cách sáng suốt. Những người có hiểu biết sâu rộng thì càng điềm tĩnh bởi họ có thể thấu hiểu suy nghĩ của người khac. Nước càng sâu càng tĩnh lặng.
6. Hãy đối mặt với thất bại một cách tích cực:
Nhận thức rằng thất bại chỉ là tạm thời. Đối diện với những thất bại, chấp nhận sai lầm và học hỏi để phát triển từ đó, dũng cảm không sợ sai, trau dồi kinh nghiệm, không ngừng bồi đắp hệ giá trị tự thân.. để vượt qua mọi nghịch cảnh.
Nguồn: Viet-bao.de theo nhà báo Nguyễn Thái Hà Sưu tầm - Ảnh Nguyễn Tuyết Hạnh Hà Nội.
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *