TUYẾN GIÁP VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN GIÁP

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
15/08/2019 | 21:34
Chuyên mục: Sức khỏe
0 bình luận
TUYẾN GIÁP VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN GIÁP

1. TUYẾN GIÁP LÀ GÌ? Tuyến giáp, tên tiếng Anh “thyroid gland”, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ “thureos” có nghĩa là “tấm khiên hình chữ nhật”. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp ôm quanh gần hết thanh khí quản, nằm ở giữa phía trước dưới của cổ, gồm hai thùy phải và trái được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường to hơn thùy trái. Trọng lượng tuyến giáp ở người lớn trung bình từ 25-30g.

2. VAI TRÒ CỦA TUYẾN GIÁP
 
Vì là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể nên tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người. Là một tuyến nội tiết của cơ thể, trong tuyến giáp có hai loại tế bào gồm: Tế bào C tiết Calcitonine và tế bào tuyến giáp (với số lượng lớn) có vai trò bắt giữ iod ở máu để tổng hợp tiền nội tiết tố tích lũy trong túi tuyến. Khi có kích thích bởi TSH (một loại hormon từ não bộ truyền ra – có chức năng kích thích tuyến giáp), một phần tiền nội tiết chuyển thành hai loại hormone là Tri-iodothyroxine (viết tắt là T3 chiếm 20%) và Thyroxine (viết tắt là T4 chiếm 80%). Hai hormone này điều khiển quá trình trao đổi chất (là quá trình cơ thể sử dụng năng lượng). Những hormone này điều hành những hoạt động sống cực kỳ quan trọng của cơ thể bao gồm:
 
- Nhịp thở;
- Nhịp tim;
- Hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi;
- Trương lực cơ;
- Chu kỳ kinh nguyệt;
- Nhiệt độ cơ thể;
- Hàm lượng Cholesterol trong máu;
- Và rất nhiều hoạt động khác.
 
 
3. NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN GIÁP
 
• Bệnh suy tuyến giáp (hypothyroidism)
 
Khái niệm: Đây là trường hợp tuyến giáp bị suy, không thể tiết đủ hormone T4, mặc dù tuyến yên ở não vẫn tiết rất nhiều TSH để kích thích tuyến giáp. Bệnh thường gặp tự nhiên hoặc sau phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp. Một số tài liệu cho rằng nguyên nhân chính của thiểu năng tuyến giáp là chứng Hashimoto (viêm tuyến giáp).
Biểu hiện: Bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khan tiếng, phụ nữ bị chảy máu ở âm đạo bất thường, phù nhẹ mặt và mắt, da khô và bủng. Vài tháng sau hoạt động thể lực và trí lực suy giảm hẳn, ăn uống mất ngon, tóc khô và rụng nhiều, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột.
 
Chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm máu thấy hàm lượng TSH tăng cao mà T4 lại thấp.
 
• Cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism)
 
Khái niệm: Là do tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone T4. Một số tài liệu cho rằng nguyên nhân chính gây cường giáp là bệnh Basedow (gây rối loạn miễn dịch tự nhiên). Bệnh này hay gặp ở nữ giới.
 
Biểu hiện: Bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy, khi thì thờ ơ lãnh đạm, tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi, ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít, mắt to và lồi dần, có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn sầu; một số bệnh nhân khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: loạn nhịp tim, suy tim...
 
Chẩn đoán: Xét nghiệm máu thấy T4, TSH trong máu tăng; chụp tuyến giáp với iod phóng xạ thấy tuyến giáp hấp thụ chất iodine nhiều hơn bình thường...
 
• Ung thư tuyến giáp
 
Khái niệm: Là bệnh ác tính của tuyến giáp với biểu hiện tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh.
 
Biểu hiện: Bệnh nhân chịu nóng kém, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ, tính khí thất thường, tay chân run rẩy yếu đuối, ăn nhiều mà vẫn sút cân, hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở, phụ nữ thấy kinh ra ít.
 
• Bướu lành tuyến giáp
 
Khái niệm: Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất, tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp.
 
Một số biểu hiện bướu tuyến giáp như sau:
 
- Tuyến giáp to đều, không đau, tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, thường sau 3-6 tháng có kết quả, song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không có kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine.
 
- Tuyến to kiểu lổn nhổn: Bệnh nhân thường không có triệu chứng, không cần điều trị.
 
- Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u rồi xử lý kịp thời.
 
Chẩn đoán: Xét nghiệm máu thấy lượng T4 và TSH ở chỉ số bình thường. Siêu âm thấy tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho.
 
4. KHI NÀO THÌ TA CẦN ĐẾN BÁC SĨ ĐỂ XÁC NHẬN VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN GIÁP?
 
Nếu bạn gặp những biểu hiện sau trong cùng một giai đoạn thì bạn nên đi khám, đặc biệt là chuyên khoa về tuyến giáp
 
- Bướu ở cổ: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh giáp. Cơ bản, các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng rõ ràng là cổ sưng hay bướu cổ. Bướu cổ là việc cơ thể thiếu iốt, khó hô hấp hay nói chuyện.
 
- Đau cơ khớp, hội chứng viêm cánh tay: Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và viêm cánh tay do lượng hormon tín hiệu bị thiếu, dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.
 
- Thay đổi tóc và da: Nếu tuyến giáp của bạn có điểm gì đó không được bình thường, chúng sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da bạn. Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng.
 
- Kinh nguyệt không đều, khó có con: Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt, nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Điều này là do nồng độ hormone thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn.
 
- Giảm ham muốn: Do các bệnh về giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone, nên cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Bệnh nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh hết ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như kỳ rụng trứng.
 
- Thay đổi choresterol trong máu hoặc không ổn định: Nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về choresterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ choresrerol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
 
- Vấn đề đường ruột: Hormone tuyến giáp về cơ bản ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Vậy nên với người bị bệnh về giáp rất dễ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Trong đó, người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.
 
- Tăng huyết áp: Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn cả đến vấn đề tim mạch, hormone thường kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Vậy nên nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, huyết áp của bạn sẽ rất thất thường. Suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh còn cường giáp lại khiến huyết áp bị giảm.
 
- Trầm cảm lo âu: Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
 
- Thay đổi trọng lượng: Khi bị cường giáp, các hormone sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
 
 
GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TY NAVITA GIÚP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ TUYẾN GIÁP
 
Trong việc phòng và hỗ trợ các bệnh về tuyến giáp, NAVITA đã nghiên cứu và cho ra đời thành công 2 sản phẩm Đông trùng hạ thảo Tây Tạng liều cao – CorsyMAX 10x và Tăng sinh tế bào gốc STEMAX /STEMAX SL (Sản phẩm STEMAX SL dành cho người tiểu đường), giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sinh lực nhanh chóng, chống căng thẳng mệt mỏi, đặc biệt phục hồi Hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm Tăng sinh Tế bào gốc STEMAX của NAVITA còn giúp tăng sinh Tế bào gốc nội sinh trong tủy xương, từ đó sửa chữa, tự điều chỉnh các lỗi tế bào hay các tế bào già cỗi, do đó ngăn chặn cũng như điều trị các mầm bệnh ở người mắc bệnh về tuyến giáp.
 
Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đồng hành cùng 2 sản phẩm trên, NAVITA cho ra đời  dòng sản phẩm FLAVITA: FLAVITA LIFEMAX và FLAVITA 8/88 CYTO hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân ung thư, kể cả ung thư kỳ cuối, giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
 
Bộ 4 sản phẩm CorsyMAX 10x, STEMAX /STEMAX SL, FLAVITA LIFEMAX và FLAVITA 8/88 CYTO được sản xuất 100% từ thảo dược tại Hungary, được cấp phép lưu hành trên toàn Châu Âu và Việt Nam.
 
Mọi chi tiết mời liên hệ với NAVITA hoặc các Đại lý của NAVITA:
 
Hotline: +3630 94 74 188 (giờ hành chính)
Trụ sở chính: 62 Rozsa Street, Budapest 1064, Hungary
Website: https://www.navita.life/
Shop online: https://shop.navita.life/
Fanpage: https://www.facebook.com/navita.life/
 
Nguồn: Ban biên tập NAVITA
 
*** TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1- https://tuoitre.vn/nhung-benh-thuong-gap-cua-tuyen-giap-20171123152514281.htm
2 - https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_gi%C3%A1p
3 - Trịnh Minh Thanh, Trần Thanh Vỹ, Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Đình Công (2004): Bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị bướu giáp đơn nhân tại bệnh viện nhân dân Gia Định. Tạp chí y dược TP Hồ Chí Minh, Tập 8, phụ bản số 1, trang 110-114.
4 - Nguyễn Hải Thủy (2000): Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp. Nhà xuất bản Y học.
5 - https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-dieu-tri-mot-so-benh-ly-tuyen-giap-n143636.htm
Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >