VỀ QUÊ, THĂM LÀNG LỤA VẠN PHÚC, THÊM YÊU TÀ ÁO DÀI VIỆT

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
19/10/2017 | 06:07
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
VỀ QUÊ, THĂM LÀNG LỤA VẠN PHÚC, THÊM YÊU TÀ ÁO DÀI VIỆT

Mỗi lần về đoàn viên với gia đình, mẹ yêu, và giao lưu với bè bạn, bao giờ tôi cũng đến thăm lại là lụa Vạn Phúc – Thị xã Hà Đông, nơi tôi sinh ra và lớn lên ở đó.

Làng nghề Lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 10 km… đã nổi tiếng từ hàng ngàn năm.

Mỗi năm về lại, cảm nhận llàng Lụa có nhiều thay đổi, có nhiều gian hàng khang trang và  trưng bày đẹp hơn với bao nhiêu mẫu mã, các sản phẩm lụa tơ tằm, đũi với nhiều mẫu hoa văn độc đáo, màu sắc phong phú, mà chỉ ở quê tôi, Làng Vạn Phúc mới có.

Vào thăm các gian hàng, sờ vào những tấm lụa mềm mại, óng mịn, càng thấy sự lựa chọn cho những trang phục của du khách thập phương là tinh tế. Áo dài Lụa tơ tằm, quần áo bằng vải đũi, Gấm... do các nghệ nhân Làng nghề Vạn Phúc sáng tạo, đã đi vào lòng người muôn phương - Năm 1975, sau giải phóng Sài Gòn, khi đó tôi đang công tác tại Đoàn Ca Múa nhạc Hà Tây, theo quyết định của Tỉnh Ủy, đoàn chúng tôi đi vào Tỉnh Tây Ninh biểu diễn (Tỉnh Kết nghĩa với tỉnh Hà Tây) - Đoàn đã trang bị cho tất cả diễn viên nữ đều được may một bộ áo dài bằng vải lụa tơ tằm và toàn bộ diễn viên Nam may mỗi người một bộ Comle bằng vải đũi, đẹp lắm, cả đoàn ai cũng hãnh diện khi mặc... - Ngày nay, ở ngay Thị Xã Hà Đông quê tôi, hầu như đến các Tiệm áo cưới nào, ta cũng thấy có rất nhiều mẫu áo, mẫu vải Gấm lụa Hà Đông trưng bày cho mọi lứa tuổi chọn lựa.

Đặc biệt, du khách đến tham quan, chọn sản phẩm cho mình, từ những bộ dạ tiệc sang trọng, đến những tấm vải lụa, gấm… rồi, khăn quàng, ví, túi sách… tất cả đều do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Làng Vạn Phúc “cha truyền con nối“ giữ gìn, truyền nghề cho các thế hệ con cháu.

Xưởng dệt xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão

Tôi thường ghé vào thăm xưởng dệt xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão, một trong những địa chỉ uy tín và nổi tiếng nhất của làng nghề. Tại đây, tôi được “mục kịch sở thị”  các công nhân đang miệt mài bên máy dệt - Nghe tiếng máy dệt “sành sạch, sành sạch…” vui tai và còn được trò chuyện, sờ vào những tấm lụa, gấm, đũi và xem nghệ nhân ngồi miệt mài quay tơ… rất là thú vị và đáng tự hào.

“mặc chất Lụa Vạn Phúc thích lắm cô ạ, vừa nhẹ, khoe được vóc dáng của mình và mặc vào rất mát.

Tiệm Áo cưới Hải Liên, số nhà 66 phố Quang Trung cũng là một địa chỉ mà tôi hay ghé mỗi lần về phép để chọn áo dài „lụa Hà Đông“ cho mình để sang Đức mặc trong các sự kiện.  Nhiều bạn bè tôi ở Đức nhìn ưng ý, nhờ mua, hoặc bạn bè xin địa chỉ để về mua, hoặc may... vui lắm. Đúng lúc gặp 2 cô bé khách hàng xinh đẹp đang thử áo và nói: “mặc chất Lụa Vạn Phúc thích lắm cô ạ, vừa nhẹ, khoe được vóc dáng của mình và mặc vào rất mát. Cháu thường mua vải gấm về may áo khoác nữa, đẹp lắm.”

Phụ nữ Việt, luôn chọn cho mình trang phục Áo dài lụa tơ tằm duyên dáng, để giới thiệu nét văn hóa truyền thống với bạn bè Đức và Quốc tế.

Các „nam thanh nữ tú“ Việt, Đức – thế hệ thứ 2, sinh ra và lớn lên ở Đức – diện trang phục áo dài, khăn đóng bằng gấm, lụa Vạn Phúc Hà Đông... lên biểu diễn thời trang do nhà may Nhung Vân thiết kế.

Hơn 20 năm sống và làm việc tại quê hương thứ 2, ở các sự kiện cộng đồng tại Berlin nói riêng, CHLB Đức, hay Châu Âu, phụ nữ Việt, luôn chọn cho mình trang phục Áo dài, để tôn vinh phái đẹp, giới thiệu nét văn hóa truyền thống với bạn bè Đức và Quốc tế. Trong các sự kiện như thế, còn thấy các „nam thanh nữ tú“ Việt, Đức – thế hệ thứ 2, sinh ra và lớn lên ở Đức – diện trang phục áo dài, khăn đóng bằng gấm, lụa Vạn Phúc Hà Đông... lên biểu diễn thời trang hoặc tự tin tiếp đón khách.

Tự hào lắm nơi tôi sinh ra ngày một đổi thay - Thị xã Hà Đông bên dòng sông Nhuệ - có Làng nghề Dệt Lụa Vạn Phúc nổi tiếng khắp năm châu.

Quỳnh Nga -  "Trở về 17" - Thu 10.2017

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
< ...