NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DỰA VÀO SỰ HỖ TRỢ TỪ TRUNG QUỐC KHIẾN ĐỨC GẶP KHÓ

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
05/07/2022 | 22:43
Chuyên mục: Tin nước Đức
0 bình luận
NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DỰA VÀO SỰ HỖ TRỢ TỪ TRUNG QUỐC KHIẾN ĐỨC GẶP KHÓ

Nếu từng có thời gian hợp tác "đôi bên cùng có lợi" giữa Đức và Trung Quốc, thì giai đoạn đó đã trôi qua.

Theo nhận định của bà Diana Choyleva, nhà kinh tế trưởng của công ty dự báo kinh tế vĩ mô và chính trị Enodo Economics ở London (Anh), Đức dần nhận ra rằng một chiến lược công nghiệp quốc gia của nước này dựa trên sự hỗ trợ từ Trung Quốc đang đi vào "ngõ cụt".

Bà Diana Choyleva cho rằng mối quan hệ đối tác được thiết lập dưới thời Thủ tướng của Angela Merkel dường như không kéo dài được lâu sau khi bà rời nhiệm sở. Trên thực tế, mối quan hệ đối tác đã bị đình trệ. Vấn đề hiện nay là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia Đức xác định điều gì sẽ thay thế nó.

Trong gần hai thập kỷ, sự hợp tác giữa Trung Quốc và Đức đã phát huy hiệu quả. Trung Quốc có giá nhân công và chi phí đầu vào thấp. Đức có bí quyết kỹ thuật và công nghệ. Sự hợp tác giữa hai bên giúp cho lao động trẻ Trung Quốc có việc làm và các nhà đầu tư lâu năm của Đức kiếm được nhiều lợi nhuận.

Nhưng gần đây, dường như Đức đang yếu thế hơn so với sức mạnh sản xuất của Trung Quốc. Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đang vượt qua Đức, chắc chắn về quy mô và một ngày nào đó có thể vượt về chất lượng. Sự đầu tư liên tục của Trung Quốc vào số hóa và các công nghệ mới nổi khác đang giảm bớt sự phụ thuộc vào Đức - đối thủ có thời kỳ hoàng kim về sản xuất và kỹ thuật vào những năm 1970.

Phân tích ban đầu của Enodo Economics cho thấy chính sách công nghiệp "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025) của Bắc Kinh đã thực hiện đúng những gì các nhà phê bình cảnh báo. Nó đã tạo ra những đối thủ mới có tiềm năng thay thế các nhà sản xuất đặc biệt, vốn là "trái tim và linh hồn" của nền kinh tế Đức.

Hơn một thập kỷ trước, sự xuất hiện bất ngờ của các đối thủ đến từ Trung Quốc đã "xóa sổ" ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tiên tiến của Đức. Giờ đây, bài học đó có thể sẽ lặp lại trên nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.

Trong khi đó, Trung Quốc đang có những bước tiến không ngừng vào các công nghệ chiến lược mới như trí tuệ nhân tạo, xe điện và số hóa nền kinh tế. Chúng ta vẫn chưa biết liệu mô hình chính sách công nghiệp của Bắc Kinh có đạt được tất cả các mục tiêu hay không, nhưng rõ rằng trong các lĩnh vực này, Trung Quốc không cần phải tìm đến Đức để thu hút đầu tư hoặc công nghệ trong tương lai.

Vì vậy, xét về mặt kinh tế, Đức đang dần không đủ khả năng để tham gia quan hệ đối tác với Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là Berlin sẽ xác định hành động như thế nào để đối phó với tình huống này.

Mỹ có thể sẽ là một giải pháp cho vấn đề trên. Nhưng một nước Đức liên kết với Mỹ sẽ phải thoát khỏi hai mối quan hệ phụ thuộc sau: phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Nga và phụ thuộc vào các liên doanh với Trung Quốc. Thủ tướng Đức Olof Schulz gần đây đã thực hiện một số bước để tách khỏi năng lượng Nga, nhờ cuộc xung đột ở Ukraine.

Đối với việc tách công ty, có những mô hình hiện có. Hầu hết các cường quốc công nghiệp đều có liên hệ với Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua và gần đây các doanh nghiệp của họ nhận ra rằng "không thể bỏ hết trứng vào giỏ Trung Quốc".

Các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc nổ ra ở Trung Quốc đã thuyết phục các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc rằng họ cần một chiến lược "Trung Quốc + 1"; kết quả là xuất hiện các trung tâm sản xuất mới ở Đông Nam Á.

Nhiều doanh nghiệp Đài Loan/Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào nơi khác ngay khi chi phí lao động ở Trung Quốc tăng cao. Thuế quan của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy ngành công nghiệp Mỹ phải xem xét nghiêm túc việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

Các công ty của Pháp và Anh cũng đã tìm cách đa dạng hóa thị trường thông qua cách tiếp cận "nước thứ ba" của họ, liên quan đến việc bán các sản phẩm được sản xuất tại các công ty liên doanh có trụ sở ở Trung Quốc sang các nước đang phát triển.

Như vậy, đa số công ty Đức dường như đã thực hiện việc dịch chuyển khỏi Trung Quốc muộn hơn so với các đối tác khác. Nhưng những gián đoạn do phong tỏa vì COVID-19 vào năm 2020 và 2022 của Trung Quốc đang buộc họ phải suy nghĩ về thực tế này đầu tiên. 

Nguồn: Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Asia.nikkei.com)

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >