Ý NGHĨA CÚNG TUẦN & CHUNG THẤT THEO PHẬT GIÁO

Đăng bởi:
25/07/2016 | 08:28
Chuyên mục: Lời phật dạy
0 bình luận
Ý NGHĨA CÚNG TUẦN & CHUNG THẤT THEO PHẬT GIÁO

Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hỏi đức Phật: “Phàm người ở đời không hay tu phước tu huệ, sau khi chết rồi có con trai hay con gái hiếu thảo, thỉnh thầy tụng kinh Ðại thừa,lập đàn thủy lục hay làm chay lớn, để cầu siêu độ cho vong linh. Vậy các vong linh ấy, thật có thể siêu độ được không?” Phật đáp: "Phàm người ở đời lúc còn sanh tiền, không tu phước thiện gì, sau khi mất rồi, con cháu làm việc công đức tiến bạt, thì mười công đức, vong linh chỉ được ba phần. Tại sao vậy? Vì lập công làm phước, không gì hơn tiền tài của cải. Người sống đem của tiền và sức lực mình ra bố thí, thì những người đồng chung lo phận sự ấy được phước báo nhiều hơn vong linh. Trong khi làm việc phước đức ấy, mà thỉnh những người uống rượu ăn thịt, không thanh tịnh, đến tụng kinh lập đàn tiến bạt, thì thiên thần không giáng lâm, thánh hiền không đến dự, càng thêm tội lỗi khổ lụy cho vong linh. Nếu có con trai hay con gái hiếu thuận và chơn chánh, sau khi cha mẹ mất rồi, mỗi tuần 7 ngày, làm chay 7 thất; trong ba năm toàn gia trai giới, xuất tiền của thanh tịnh của mình,cầu thỉnh những vị tu hành đức hạnh trai giới tính nghiêm, đọc tụng kinh điển đại thừa, lập đàn thủy lục vô ngại, đại trai hương hoa trang nghiêm, đúng như pháp mà cúng dường, một lòng thành kính , thay thế hương linh, cầu xin sám hối, cởi mở tội lỗi, cầu xin phước đức cho vong linh; biết cách tiến bạt như vậy, thì vong linh được siêu thoát, hoặc sanh lên cõi trời; người sống cũng được phước . Người còn kẻ mất đều được thảnh thơi, nhơn gian vui vẻ, thần thánh hoan hỷ”( Ðại Thừa Kim Cang Kinh Luận) Sau đây là ý nghĩa can bản về việc làm tuần. 1) Cách tính tuần: Theo Phật giáo Việt nam, người từ trần bất cứ giờ nào trong ngày,đều tính ngày ấy là ngày thứ nhất và tiếp tục đếm cho đến ngày thứ 49 là ngày chung thất, mỗi tuần là 7 ngày. Ngày chung thất còn được gọi là tuần Tứ Cửu, Thất Thất Lai Tuần, hay Tuần Ðịnh Nghiệp. Phật giáo Tây Tạng lại tính Tuần khác hơn. Nếu người chết sau giờ Ngọ thì ngày đó không tính là ngày thứ` nhất. Ví dụ: nếu người chết tắt thở lúc 3 giờ chiêù ngày thứ Ba, Việt nam sẽ làm tuần thứ nhất vào thứ hai tuần tới. Phật giáo Tây Tạng sẽ làm tuần vào ngày thứ Ba. Nếu tắt thở trước giờ Ngọ thì hoàn toàn giống nhau. 2) Thần thức qua thất thú: Theo lý thuyết, khi con người chết đi, phần tứ đại: xương, thịt, máu huyết v.v...tan vào đất nước gió lửa nhưng còn phần thần thức tức là trung ấm thân, tức là sắc, thọ,tưởng, hành, thức chất chứa trong Mạt Na và A Lại Gia để cứ kiếp này, kiếp khác luân chuyển mãi mãi theo với nghiệp cảm tạo tác mà nên. Cũng do đó mà thần thức phải qua thất bất khả tỵ - Sinh bất khả tỵ: nghĩa là nhất định lại phải thụ sinh, y cứ vào thiện nghiệp hay ác nghiệp để thụ quả khổ đau hay vui sướng. - Lão bất khả tỵ: đã thụ sinh là phải có sự già yếu không thể tránh được. - Bệnh bất khả tỵ: ốm đau không thể tránh được. - Tử bất khả tỵ: chết không thể tránh được. - Tội bất khả tỵ: tội nghiệp tạo nên không thể tránh được. - Phúc bất khả tỵ: phúc quả tạo nên không từ chối được. - Nhân duyên bất khả tỵ:tất cả mọi nhân duyên thiện ác để thụ sinh không thể tránh được. Luân lưu qua 7 đường không thể tránh được, thần thức sẽ phải qua thất thú đó là : - Hoặc sa địa ngục thú - Hoặc đọa ngã quỷ thú - Hoặc đọa súc sinh thú - Hoặc thành nhân thú - Hoặc sinh A tu la thú - Hoặc sinh Thần Tiên thú - Hoặc sinh Thiên thú 3) Chung thất: Việc luân chuyển không nhất định là ngày thứ 49 mới là ngày định nghiệp, mà có thể sớm hơn. Nhưng ngày thứ 49 là ngày cuối cùng để qua đủ thất bất khả tỵ, nên nhất định ngày thứ 49 phải định nghiệp. Vì thế quan niệm của Phật giáo xem tuần chung thất là quan trọng nhất đối với người chết. Muốn được ra khỏi vòng luân chuyển, tâm linh của người sống phải ứng hợp với thần thức của người chết để tạo ra một năng lực gọi là “tự tha hỗ tương” mới mong siêu thoát đến chốn an vui. Muốn đạt được mục đích này, điều kiện tiên quyết là sự thành tâm và thanh tịnh của quí vị. “Cầu độ”(Ðạo tràng và Tín chủ) mới có thể cảm ứng với linh giác của người “được độ “. 4) Thập điện Diêm Vương: Mười vị vua ở âm cảnh, mỗi vị ngồi nơi điện mình mà phê các việc tội phước của những “hồn” đã từng sống ở dương gian, hoặc ra lệnh hành tội, ra lệnh thả, hoặc cho đi luân hồi tùy theo tội phước của mỗi mạng *Liên quan giữa thập điện và các lễ làm tuần: - Ðiện thứ nhất do ngài Tần Quãng Vương - làm lễ tuần thứ nhất - Ðiện thứ hai - Sở Giang Vương - tuần thứ hai - Ðiện thứ ba - Tống Ðế Vương - tuần thứ ba - Ðiện thứ tư - Ngũ Quan Vương - tuần thứ tư - Ðiện thư năm - Diêm La Vương - tuần thứ năm - Ðiện thứ sáu - Biến Thành Vương - tuần thứ sáu - Ðiện thứ bảy - Thái Sơn Vương - tuần thứ bảy - Ðiện thứ tám - Bình Ðẳng Vương - Lễ bách nhật (100 ngày) - Ðiện thứ chín - Ðô Thị Vương - Lễ tiểu tường (Giỗ đầu ) - Ðiện thứ mười - Chuyển Luân Vương - Lễ đại tường (mãn tang) Chúng ta là Phật tử, không lẽ nào không tin lời Phật dạy? Hơn nữa, những điều nầy cũng không phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt nam chùng ta là thờ cúng Ông bà, Tổ tiên. Ðặc biệt, mục đích của nghi lễ Phật giáo đã góp thêm cho thuần phong mỹ tục của dân tộc một hương vị đậm đà độc đáo nhất vô nhị, đó là hương vị giải thoát cho hương linh. MỜI BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM HÌNH ẢNH LỄ 49 NGÀY TẠI CHÙA PHỔ ĐÀ Nguồn: Chùa Phổ Đà Berlin sưu tầm

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >