7 lưu ý đặc biệt dành cho người bị tiểu đường

Đăng bởi:
03/04/2016 | 18:09
Chuyên mục: Sức khỏe
0 bình luận
7 lưu ý đặc biệt dành cho người bị tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh do lối sống đang ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh tiểu đường.

1. Không bỏ bữa để giảm calo

Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…

2. Ăn nhiều chất xơ

Bắt đầu một ngày bằng một khẩu phần chất xơ lớn không chỉ khiến bạn no lâu mà còn ngăn bạn ăn những bữa ăn vặt trong ngày. Bữa sáng giàu chất xơ có thể bao gồm bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và rau giúp ổn định đường huyết.

3. Lựa chọn đường tự nhiên

Thay vì đường nhân tạo, hãy sử dụng những đường tự nhiên nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ. Đường và chất xơ của hoa quả tốt hơn so với đường bình thường vốn có thể dẫn tới tăng đường huyết do có nhiều đường tinh chế và nhiều calo. Tuy nhiên, đường tự nhiên như hoa quả và chà là ít gây thèm đường hơn, vì đường từ trái cây chậm hấp thu vào máu hơn và do vậy, giữ cho đường huyết ổn định lâu hơn. Hơn nữa, chúng tự nhiên được tiêu hóa chậm hơn và đi vào máu đều đặn hơn.

4. Tránh xa đồ uống có đường

Bạn cần lưu ý giảm lượng soda, nước trái cây và nước ngọt khác, và hãy làm dịu cơn khát bằng nước. Hàm lượng đường cao trong soda, nước ép trái cây có thể gây tăng đường huyết, dẫn đến tăng cảm giác khát, thường xuyên đi tiểu và nạp vào nhiều calo, dẫn tới tăng cân. Ngoài ra, điều quan trọng là duy trì lượng nước trong ngày bằng cách tăng cường bổ sung các loại chất lỏng như nước dừa, nước lúa mạch, sữa bơ hoặc nước, không uống đồ uống chứa carbonat hoặc soda.

5. Hạn chế sử dụng rượu

Uống nhiều rượu có thể làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, từ đó làm tăng đường huyết. Uống rượu thường xuyên có thể làm gây tăng cân và do vậy, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế uống rượu, chỉ nên uống tối đa là một chén (30ml) mỗi ngày, uống quá nhiều rượu có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm.

3-tac-hai-nghiem-trong-neu-di-ngu-ngay-sau-khi-uong-ruou

Uống nhiều rượu làm tăng hoặc giảm đường huyết

6. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa dầu, bơ, và bơ sữa trâu

Cần tránh những thực phẩm chứa dầu, bơ và bơ sữa trâu đơn giản vì chất béo có thể làm tăng đường huyết.

7. Tập luyện thường xuyên

Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.

Nguồn: Tapchidongy - Theo: BS Cẩm Tú/suckhoedoisong.vn

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >