ĐẠI HỌC HAMBURG TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
11/11/2022 | 23:19
Chuyên mục: Tin quê hương
0 bình luận
ĐẠI HỌC HAMBURG TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Đại học Hamburg (Đức) vừa thông báo sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vấn đề Biển Đông vào ngày18/11/2022.

Thông báo cho biết, chủ đề của hội thảo lần này là "Các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Biển Đông - Quan điểm từ các khu vực". Giáo sư,Tiến sỹ Thomas Engelbert, người chủ trì hội thảo, cho biết thuật ngữ "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" xuất hiện từ thập kỷ 30 của thế kỷ trước, ban đầu được quan niệm như một khu vực địa chính trị. Cho tới nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa dân số thế giới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhiều tuyến đường biển quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền thương mại toàn cầu và ngày càng trở thành khu vực quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ XXI.  

Kể từ năm 2017, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan,Pháp, Đức, Liên minh châu Âu (EU)... đã công bố các chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của riêng mình. Mỗi chiến lược đều cho thấy quan điểm, tầm nhìn và các chính sách lớn của từng quốc gia đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - một khu vực phát triển rất năng động những cũng chứa đựng không ít mâu thuẫn, xung đột, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu uy tín từ nhiều khu vực trên thế giới. Hội thảo sẽ phân tích, thảo luận về tình hình chính trị khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; quan điểm, chiến lược của các nước lớn về khu vực này; kiến trúc an ninh khu vực; xung đột và đề xuất các biện pháp giải quyết xung đột, đặc biệt là xung đột trên Biển Đông, cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến khu vực.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp (tại Viện Á-Phi, Đạihọc Hamburg) và trực tuyến. Ban tổ chức cho biết trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, dự kiến hội thảo sẽ thu hút được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu và cộng đồng quốc tế./.

Nguồn: Vũ Tùng TTXVN tại Đức

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >