Lời khuyên bổ ích giúp ta biết để giữ gìn sức khỏe

Đăng bởi: Phạm Quỳnh Nga
27/04/2024 | 16:31
Chuyên mục: Sự kiện cộng đồng
0 bình luận
Lời khuyên bổ ích giúp ta biết để giữ gìn sức khỏe

1. Tức giận lục phủ ngũ tạng đều tổn thương.

Tức giận, tức khí là sự thường thấy trong cuộc sống - đôi khi phẫn nộ là  bày tỏ tâm trạng thì cũng không sao. Nhưng nếu để tức giận thành thói quen thì không tốt. Không có chừng mực, không biết kiểm soát tâm trạng, để mặc tâm trạng không khống chế cơn giận dữ thì sẽ đem lại hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi. Bất kể là với người nhà hay với bạn bẻ, tức giận đều ảnh hưởng đến tình cảm, quan trọng hơn còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân

2. Tức giận tổn hại não: Khi tức giận sẽ cảm giác vỏ não như có điện kêu xẹt xẹt, tư duy đại não hoạt động đột phá  bất bình thường, làm ra những cử động quá khích. Những hành động bất thường lại hình thành kích thích bất lợi đối với trung khu thần kinh, kết quả xấu nhất dẫn đến xuất huyết não, y học gọi là hiện tượng tai biến mạch máu não…

3. Tức giận tổn hại tinh thần: Thường thì sau khi giận dữ con người sẽ rất khó ngủ yên. Cho dù ngủ say cũng rất dễ có ác mộng khiến thần chí hoảng hốt, cơ thể rũ rượi.

4. Tức giận tổn hại da: Phụ nữ muốn giữ được vẻ đẹp của mình lâu dài thì quan trọng nhất là học cách không tức giận. Tính tình dịu dàng, quan sát những người xung quanh chế ngự cảm xúc bất thường. Những người phụ nữ có khí sắc không tốt thường là tính khí nóng nảy, trầm tính. Khi tức giận lượng lớn huyết dịch sẽ chảu vào phần mặt , khi đó lượng dưỡng khí trong huyết dịch bị thiếu, độc tố tăng nhiều, kích thích lỗ chân lông dẫn đến bệnh tăng sắc tố da và viêm da. Đặc biệt là người thường xuyên ấm ức trong lòng thì sắc mặt tiều  tụy, hai mắt quầng thâm, vết nhăn trên mặt  sinh ra nhiều.

5. Tức giận tổn hại tim: Khi con người tức giận thì lượng máu ở tim sẽ được bơm gấp đôi bình thường, lượng huyết dịch lớn chảy về tim, tim cần tăng công việc gấp đôi khiến nhịp tim tăng mạnh, cảm giác tim đập nhanh xuất hiện. khiến  bồn chồn, hồi hộp, tức ngực. Trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến đau tim hoặc nhồi máu cơ tim. 

6. Tức giận tổn hại phổi: Chúng ta thường nghe nói khi giận dữ tức muốn vỡ ngực, đó là do khi tâm trạng kích động hô hấp sẽ trở nên gấp gáp, phế nang không ngừng xuất trương, không có thời gian co lại, cảm giác thở không ra hơi, trong phổi đau có thể dẫn đến khí đảo ngược, phổi trướng lên, thở hổn hển.

7. Tức giận tổn hại gan: Khi con người ở trạng thái tức giận gan khi này phình to hơn bình thường. Từ góc độ Đông y “can chủ khai thông bài tiết “nếu giận dữ khiến khí ở gan không thông, gan mật không hài hòa, hai bên sườn đau tức. Rất nhiều phụ nữ tức giận... gây hiện tượng “can uất khí trệ“, khí huyết ứ đọng dễ hình thành các bệnh như khối u vú, kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh không theo quy luật, lượng kinh nguyệt giảm, thậm chí bế kinh hoặc lão hóa sớm.

8. Tức giận hoặc quá khiếp sợ  tổn hại thận: Người thường tức giận có thể khiến thận khí không thông dễ gây ra khó tiểu tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.

9. Tức giận tổn hại dạ dày: Khi tức giận thì không muốn ăn uống, lâu rồi ắt sẽ rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. 

Thường xuyên tức giận là cội nguồn của bách bệnh, tức giận tổn hại đến các tuyến nội tiết có thể tăng chức năng tuyến giáp, cường giáp gây ra bệnh basedown.

Giảm sức miễn dịch: Khi tức giận đại não sẽ ra lệnh cho thân thể chế tạo ra cortison do cholesterol chuyển hóa ra, sẽ trở ngại sự vận động  của tế bào miễn dịch khiến sức đề kháng giảm xuống. Hơn nữa khi con người tức giận khiến tình trạng tư duy bất bình thường ; nếu thời gian ở trong tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến một số bệnh tâm lý như chứng trầm cảm. Cổ ngữ có câu "cả giận mất khôn" xem ra cũng không phải không có lý, ưu tư quá thì khí cơ dễ uất kết, không mọc mụn nhọt u bướu thì cũng dễ bị ung thư. 

Những cái gọi là u tuyến giáp trạng, u nang gan, poly ruột, u xơ tử cung chẳng qua là sản phẩm khí kết ở những phủ tạng khác nhau mà thôi, tên gọi tuy khác nhau nhưng bản chất hoàn toàn như nhau đó là khí ngưng kết đờm, khiến huyết dịch kết tụ. Vậy thấy mụn nhọt, u bướu trên cơ thể đều cần xem xét lại có suy nghĩ quá mức hay không?

Nguồn: Nhà báo Nguyễn Thái Hà

Gửi lời bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gửi bình luận
Tin liên quan
<1234567 ... >